Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào?

Tội vu khống người khác được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Đây là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật hình sự mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức trong xã hội. Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về tội danh và hình phạt đối với hành vi vu khống.

Dấu hiệu của tội vu khống người khác
Dấu hiệu của tội vu khống người khác

Tội vu khống theo quy định của Bộ luật Hình sự

Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định hành vi vu khống được xác định khi người phạm tội cố ý bịa đặt, loan truyền thông tin sai sự thật. Người thực hiện hành vi phải nhận thức được việc làm của mình là sai trái.

Yếu tố cấu thành tội vu khống bao gồm:

  1. Chủ thể
  • Về độ tuổi: Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên theo khoản 1, Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
  • Về năng lực trách nhiệm hình sự: Người phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự.
  1. Chủ quan: Yếu tố lỗi: lỗi cố ý. Người phạm tội vu khống nhận thức rõ hành vi của mình là bịa đặt, sai sự thật;nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.
  1. Khách quan

Mặt khách quan của tội vu khống là hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Cụ thể như sau:

  • Hành vi bịa đặt hoặc loan truyền là hành vi tự tạo ra thông tin không đúng sự thật hoặc hành vi truyền bá thông tin sai sự thật cho người khác biết.
  • Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác nhằm gây tổn hại đến uy tín, giá trị đạo đức, phẩm chất của người khác, ảnh hưởng đến các quyền lợi mà pháp luật bảo vệ.
  1. Khách thể. Mặt khách thể tội vu khống là hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

>>> Xem thêm: Vu khống người khác ăn trộm xử lý thế nào?

Hình phạt đối với tội vu khống người khác

Theo Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 (Sau đây gọi tắt ;là BLHS), người phạm tội vu khống sẽ bị xử phạt như sau:

  1. Hình phạt chính:

Khung 1:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
  • Cải tạo không giam giữ đến 02 năm
  • Phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

Khung 2: Phạt tù từ 01 – 03 năm nếu thuộc các trường hợp theo khoản 2, Điều 156, BLHS

Khung 3: Phạt tù từ 03 – 07 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Vì động cơ đê hèn;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
  • Làm nạn nhân tự sát.
  1. Hình phạt bổ sung:
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, nghề nghiệp từ 01 đến 05 năm
  • Buộc xin lỗi công khai
Vu khống người khác trên mạng
Vu khống người khác trên mạng

Xử lý hành vi vu khống trong một số trường hợp cụ thể

Ngoài quy định về hành vi vu khống theo BLHS thì dưới đây là một số trường hợp liên quan đến hành vi đăng tải thông tin bịa đặt, gây ảnh hưởng danh dự và nhân phẩm của người khác thường gặp:

  • Vu khống trên mạng xã hội đang trở thành vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện đại. Thông tin sai sự thật lan truyền nhanh chóng trên không gian mạng. Hậu quả của hành vi này thường nghiêm trọng hơn vu khống thông thường. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 156, Điều 155 hoặc Điều 331 BLHS
  • Vu khống trong lĩnh vực báo chí: Theo đó cơ quan báo chí thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự của cá nhân thì phải xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cá nhân đó theo khoản 1 Điều 42 Luật Báo chí 2016. Đối với báo chí điện tử ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 của Luật Báo chí 2016

>>> Xem thêm: Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác

Quy trình tố tụng hình sự xử lý tội vu khống

Hiện nay theo pháp luật tố tụng hình sự thì quy trình giải quyết vụ án hình sự trãi qua 03 giai đoạn chính là điều tra, truy tố và xét xử.

Cơ quan điều tra tiếp nhận đơn tố giác về tội phạm vu khống. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố. Tòa án nhân dân xét xử theo thẩm quyền.

Giai đoạn 1: Khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Chương 9 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Giai đoạn 2: Điều tra vụ án hình sự quy định từ Chương 10 đến chương 17 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Giai đoạn 3: Truy tố vụ án hình sự quy định tại Phần 3 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

  • Sau khi hoàn thành điều tra vụ án hình sự cơ có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự sẽ chuyển hồ sơ đề nghị Viện Kiểm sát truy tố vụ án hình sự.
  • Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố.

Giai đoạn 4: Xét xử vụ án hình sự quy định tại Phần 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

  • Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
  • Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự;

Trong gia đoạn này Hội đồng xét xử của Tòa án sẽ quyết định hình phạt đối với người phạm tội.

>>> Xem thêm: Tư vấn tố giác hành vi vu khống xúc phạm danh dự tại Hà Nội 

Luật sư tư vấn, bảo vệ quyền lợi và bào chữa trong vụ án về tội vu khống

  • Tư vấn pháp lý về vụ án vu khống
  • Thu thập, đánh giá chứng cứ
  • Tham gia các buổi lấy lời khai, hỏi cung cùng với thân chủ
  • Tham gia các buổi làm việc với cơ quan có thẩm quyền
  • Soạn thảo đơn kiến nghị, đơn đề nghị và các đơn từ khác trong quá trình giải quyết vụ án
  • Xây dựng chiến lược bào chữa cho bị can/bị cáo
  • Đại diện thân chủ tại phiên tòa trong trường hợp là bị hại
  • Tham gia bào chữa cho bị can/bị cáo tại phiên tòa
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủ
  • Kháng cáo bản án (nếu cần)
  • Hỗ trợ thủ tục thi hành án
Luật sư bảo vệ người bị vu khống
Luật sư bảo vệ người bị vu khống

Tội vu khống người khác là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần được xử lý kịp thời và nghiêm minh. Quý khách hàng cần tư vấn pháp lý về vụ án vu khống hoặc bảo vệ quyền lợi khi bị vu khống, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

Scores: 4.7 (30 votes)

Luật sư Luật Sư Hà Ngọc Tuyền

Luật sư Hà Ngọc Tuyền- thành viên đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh, trưởng Văn phòng luật sư Hà Tuyền, Luật sư cộng sự tại công ty Luật Long Phan PMT. Với kinh nghiệm lâu năm tham gia các vụ án hình sự, Luật sư Hà Ngọc Tuyền đã và đang trực tiếp tham gia tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các vụ án hình sự là một trong những luật sư kỳ cựu, nhận được rất nhiều kỳ vọng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Captcha 54 − = 46

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87