Thừa kế quyền đòi nợ có được không? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi người để lại thừa kế có cho người khác vay trước khi chết. Trên thực tế, để xác định được chính xác khoản nợ là bao nhiêu và ai được quyền thừa kế quyền đòi nợ đó phải phụ thuộc vào quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin cho quý bạn đọc.
Người thừa kế có quyền đòi nợ
>>>Xem thêm: THỦ TỤC CÔNG NHẬN DI SẢN THỪA KẾ DO ĐỒNG THỪA KẾ CHUYỂN NHƯỢNG
Mục Lục
Quyền đòi nợ?
Trường hợp vay không có lãi
Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên cạnh đó, theo khoản 4. Điều 466 quy định rằng: trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy theo quy định này, kể cả trường hợp vat không có lãi nhưng đến hạn mà bên vay vẫn không trả đủ thì bên cho vay có quyền đòi lại số tiền cho vay cũng như số tiền lãi chậm trả theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
>> Xem thêm: Hướng Xử Lý Khi Phát Hiện Thêm Người Được Thừa Kế
Trường hợp vay có lãi
Lãi suất trong trường hợp vay có lãi xác định theo Điều 466 BLDS 2015
Khoản 5, Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định đối với trường hợp vay có lãi:
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ của bên vay khi người cho vay chết
Theo những phân tích trên, dù trong trường hợp cho vay có lãi hay không có lãi, thì người cho vay cũng có quyền được đòi lại số tiền của mình cũng như phần lãi tương ứng.
Theo quy định tại Điều 194 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Ở đây có thể hiểu quyền đòi nợ cũng là một loại tài sản và người đòi nợ có quyền để lại thừa kế quyền đòi nợ này của mình. Do đó, bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên được thừa kế quyền đòi nợ đó như trong trường hợp đối với bên cho vay
Quyền thừa kế
Định nghĩa
Theo Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền thừa kế được liệt kê như sau:
- Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Đối tượng được thừa kế quyền đòi nợ
Do người cho vay có quyền để lại thừa kế quyền đòi nợ nên người được thừa kế quyền đòi nợ có thể xác định theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong trường hợp quyền đòi nợ này không được thừa kế theo di chúc, việc xác định ai là người có quyền thừa kế quyền đòi nợ theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thủ tục khởi kiện khi xảy ra tranh chấp
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người thừa kế có quyền khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay sinh sống với hồ sơ sau:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy tờ vay nợ (bản chính);
- Giấy tờ chuyển tiền qua ngân hàng (nếu có);
- Bản sao có công chứng, chứng thực giấy tờ cá nhân (CMND/CCCD, hộ khẩu) của người cho vay và người vay (nếu có).
Người thừa kế có quyền khởi kiện người vay
>>>Xem thêm: CHÁU NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA ÔNG BÀ HAY KHÔNG?
Trên đây là bài viết về câu hỏi thừa kế quyền đòi nợ có được không? Nếu bạn đọc còn những thắc mắc hay còn vấn đề nào chưa hiểu rõ về việc thừa kế quyền đòi nợ thì vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo tổng đài HOTLINE 1900.63.63.87để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.