Thủ tục bảo lĩnh trong tố tụng hình sự là một vấn đề đang được nhiều người quan tâm và tìm hiểu, nhất là đối với những người không thực hiện hình phạt tạm giam mà muốn được sử dụng biện pháp bảo lĩnh để có thể thực hiện hình phạt tại nhà. Vậy, thủ tục này được thực hiện như thế nào và điều kiện để thực hiện biện pháp này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người về vấn đề này.
Thủ tục bảo lĩnh trong tố tụng hình sự như thế nào?
Mục Lục
Khái niệm của thủ tục bảo lĩnh trong tố tụng hình sự
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự 2015 quy định thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế cho tạm giam căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo.
- Từ khái niệm này, ta có thể phân tích những đặc điểm cụ thể của biện pháp bảo lĩnh:
- Biện pháp bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn được dùng trong tố tụng hình sự.
- Biện pháp bảo lĩnh có tính chất răn đe thấp hơn tạm giam.
- Đối tượng được bảo lĩnh là bị can, bị cáo.
Đối tượng được nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo
Tổ chức, cơ quan
Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo với điều kiện:
- Bị can, bị cáo phải là người của cơ quan, tổ chức đó.
- Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.
Cá nhân
Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo khi phù hợp các điều kiện sau:
- Là người từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Nhân thân tốt
- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
- Thu nhập ổn định.
- Có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh
- Trong trường hợp bị can, bị cáo được bảo lĩnh là người thân thích thì người nhận bảo lĩnh ít nhất phải có 2 người.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 121 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự 2015.
Nghĩa vụ của bị can, bị cáo khi được bảo lĩnh
- Khoản 3 Điều 121 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 quy định bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:
- Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan.
- Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội.
- Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
2. Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Nghĩa vụ bị can, bị cáo khi được bảo lĩnh
Thủ tục bảo lĩnh cho bị can, bị cáo
Điều kiện để được bảo lĩnh
- Căn cứ theo Điều 121 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 thì điều kiện được bảo lĩnh bao gồm hai điều kiện:
- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà bị can, bị cáo thực hiện. Căn cứ theo Bộ Luật Hình Sự hiện hành quy định thì căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội thì tội phạm được chia làm tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thông thường, tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng sẽ được áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
- Nhân thân của bị can, bị cáo: Điều kiện về nhân thân của bị can, bị cáo được quy định tại Khoản 2 Điều 121 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 quy định
Mẫu đơn bảo lĩnh
- Đơn xin bảo lĩnh cho bị can, bị cáo bao gồm những nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn;
- Họ tên, thông tin của tổ chức bảo lĩnh cho bị can;
- Quan hệ như thế nào với người bị tạm giam, tạm giữ;
- Lý do bị tạm giam/tạm giữ.
- Nơi đang tạm giam/tạm giữ.
- Lý do xin bảo lĩnh.
- Cam kết.
Mẫu đơn xin bảo lĩnh được thực hiện như thế nào?
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin bảo lĩnh
Thẩm quyền bảo lĩnh
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 113 và Khoản 4 Điều 121 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015 quy định thì những người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh bao gồm:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện Trưởng, Phó Viện Trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
Đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được Viện Kiểm Sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Thời hạn bảo lĩnh
- Khoản 5 Điều 121 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ Luật này.
- Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
>> Xem thêm: Điều kiện bảo lĩnh cho người bị tạm giam.
Vậy, thủ tục bảo lĩnh đã được phân tích một cách cụ thể thông qua bài viết trên. Nếu như Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn luật hình sự về các vấn vấn đề liên quan thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
Chồng em bị bắt ngày 25.05.2022 về tội ma túy giờ e làm giấy bảo lĩnh thì có được bảo lĩnh không ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.