Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại do tài sản gửi giữ bị mất, hư hại

Xuất phát từ giao dịch gửi giữ, bên giữ tài sản có nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản. Tranh chấp xảy ra khi bên giữ tài sản làm mất hoặc hư hại tài sản, thì bên có quyền sẽ thực hiện đòi bồi thường thiệt hại đối với bên giữ tài sản. Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại do tài sản gửi giữ bị mất, hư hại sẽ được đề cập rõ hơn ở bài viết này.

Kiện đòi bồi thường tài sản gửi giữ bị mất, hư hại

Kiện đòi bồi thường tài sản gửi giữ bị mất, hư hại

Quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản gửi giữ bị mất, hư hại

Giao dịch gửi giữ là một giao dịch song vụ, theo đó, bên gửi giữ tài sản khi gửi giữ tài sản phải thực hiện trả tiền công cho bên giữ tài sản. Bên giữ tài sản có nghĩa vụ bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

Do vậy, trường hợp bên giữ tài sản làm mất, hư hại tài sản thì theo quy định khoản 4 Điều 557; khoản 2 Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015, các bên có quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Bên gửi tài sản có quyền yêu cầu bên giữ tài sản bồi thường thiệt hại
  • Bên giữ tài sản phải bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp việc mất, hư hại tài sản thuộc trường hợp sự kiện bất khả kháng

Theo đó, bên gửi tài sản khi đối mặt với việc tài sản bị mất, hư hại, thì sẽ thực hiện quyền yêu cầu bên giữ tài sản bồi thường. Sau khi yêu cầu mà bên giữ tài sản không thực hiện nghĩa vụ bồi thường, thì bên gửi giữ tài sản sẽ thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại lên cơ quan có thẩm quyền

Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại do tài sản gửi giữ bị mất, hư hại

Xác định cơ quan có thẩm quyền

Việc xác định cơ quan có thẩm quyền được xem xét trên tính chất của giao dịch gửi giữ. Trường hợp đây là giao dịch dân sự bình thường, không có tính chất thương mại, thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Trường hợp đây là giao dịch mang tính chất kinh doanh thương mại, thì Tòa án và Trọng tài là 2 cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Theo đó, có các trường hợp phát sinh như sau:

  • Thứ nhất, trường hợp các bên không có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, mà bên có quyền nộp đơn khởi kiện lên Tòa án, thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
  • Thứ hai, theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010, trường hợp các bên trong hợp đồng thỏa thuận trọng tài, thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về trọng tài. Việc thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Thỏa thuận trọng tài trao cho trọng tài thẩm quyền xét xử, đồng thời loại bỏ đi thẩm quyền của Tòa án. Theo đó, nếu các bên có thỏa thuận trọng tài, mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý.

  • Thứ ba, trong trường hợp, các bên vừa thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, vừa thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Thì việc xác định thẩm quyền được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP, cụ thể:
  • Nếu người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án, thì Tòa án phải từ chối thụ lý giải quyết
  • Nếu người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa. Nếu chưa thì Tòa án được xác định là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại

Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại

>>>Xem thêm: hướng dẫn khởi kiện chấm dứt hợp đồng thuê đất và buộc trả tiền thuê đất

Hồ sơ khởi kiện

Khi thực hiện khởi kiện bên giữ tại sản tại Tòa án, bên gửi giữ cần chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Theo đó, tài liệu, chứng cứ này có thể là hợp đồng thỏa thuận của các bên về giao dịch gửi giữ, biên lai thu nhập tài sản, các chứng cứ chứng minh tình trạng tài sản tại thời điểm giao tài sản cho bên giữ tài sản, cùng các văn bản giám định về tỷ lệ hư hỏng tài sản.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có)
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Dưới đây là một mẫu đơn khởi kiện theo quy định:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân……………………………………

Người khởi kiện:….……………………………………………………………………………

Địa chỉ:… ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện:… ………………………………………………………………………………

Địa chỉ:… ………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)… ……………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) …………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

Người làm chứng (nếu có)………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1…………………………………………………………………………………………………

2…………………………………………………………………………………………………

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)….. ………..

 

              Người khởi kiện

Yêu cầu bồi thường thiệt hại

Yêu cầu bồi thường thiệt hại

>>>Xem thêm: Người nhận tiền quyên góp từ thiện có nghĩa vụ phải công khai sao kê tài khoản không?

Nộp tạm ứng án phí

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho bên khởi kiện về việc nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, mức tạm ứng án phí được xác định theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 và Danh mục án phí, lệ phí tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, cụ thể:

  • Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.
  • Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
  • Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm
  • Đối với vụ án dân sự, kinh doanh thương mại được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí ở thủ tục thông thường

Trong đó, vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Theo đó, được quy định tài khoản 1 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, trường hợp khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại thì người khởi kiện sẽ chịu án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch. Như vậy, bên gửi giữ tài sản sẽ xác định mức tạm ứng án phí căn cứ vào tổng yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với bên giữ tài sản.

Thời hạn, thủ tục xét xử của Tòa án

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản về việc đã thụ lý vụ án.

Tòa án sẽ thực hiện chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng. Do vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử trên thực tế có thể sẽ dài hơn 04 tháng, tùy theo tính chất của vụ tranh chấp.

Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục xét xử theo trình tự sau:

  • Bước 1: Tiến hành hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử, trừ các trường hợp không hòa giải được theo quy định tại Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • Bước 2: Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Nếu vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định thì Tòa án sẽ không tiến hành hòa giải.
  • Bước 3: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
    • Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán giải quyết vụ án phải được ra một trong bốn quyết định:
    • Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
    • Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
    • Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
    • Quyết định đưa vụ án ra xét xử

Theo đó, trường hợp Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trường hợp các bên đã thỏa thuận được việc giải quyết vụ án trước ngày mở phiên tòa, thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

>>>Xem thêm: Thủ tục đòi lại tài sản nhờ gửi giữ

Trên đây là toàn bộ nội dung hỗ trợ pháp luật liên quan đến Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại do tài sản gửi giữ bị mất, hư hại. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ pháp luật kịp thời và tốt nhất. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (46 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8