Thời hạn yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại

Thời hạn yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mạiyêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn trong một thời gian nhất định khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại. Trong thời hạn này, tòa án sẽ phải xem xét lại quyền yêu cầu của bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng mà hai bên đã giao kết từ đó xét xử lại vụ án. Để hiểu rõ thêm, mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây về yêu cầu phản tố

Thời hạn yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mạiThời hạn yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại

Yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại là gì?

Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn đối với nguyên đơn nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn. Ngoài ra bị đơn có thể có yêu cầu phản tố đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập

Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp khi các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Lưu ý: Được coi là yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó độc lập, không cùng với yêu cầu mà nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập yêu cầu Tòa án giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 71, Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Điều 36 Luật Trọng tài Thương mại 2010, Điều 12 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP quy định một số quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của bộ luật tố tụng dân sự.

>>>Xem thêm: Khi nào có quyền thực hiện yêu cầu phản tố

Phạm vi yêu cầu phản tố

  • Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
  • Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Cơ sở pháp lý: Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

>>>Xem thêm: Mẫu đơn phản tố trong vụ án dân sự

Thời điểm phản tố

Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Về thời điểm đưa ra yêu cầu đã bảo đảm được quyền tố tụng cho bị đơn, đồng thời cũng đẩy nhanh tiến độ giải quyết của chủ thể tiến hành tố tụng. Bởi nếu không quy định thời điểm có thể sau phiên hòa giải hoặc tại phiên tòa sơ thẩm bị đơn mới đưa ra yêu cầu phản tố, lúc này sẽ tăng thêm tính phức tạp cho vụ án cũng như gây cản trở về mặt thời gian giải quyết.

Cơ sở pháp lý: Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

mauMẫu đơn phản tố hiện hànhMẫu đơn phản tố hiện hành

Thời hạn yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có).

Lưu ý: Trường hợp cần gia hạn thì bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có đơn đề nghị gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc đề nghị gia hạn là có căn cứ thì Tòa án phải gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

Như vậy, thời hạn yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại không quá 30 ngày

Cơ sở pháp lý: Điều 199 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thủ tục yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mạiThủ tục yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại

Thủ tục yêu cầu phản tố

  1. Bước 1: Bị đơn gửi yêu cầu phản tố đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết
  2. Bước 2: Tiếp nhận và xem xét đơn phản tố
  3. Bước 3: Bổ sung đơn yêu cầu phản tố hoặc nhận lại đơn nếu không được Tòa án chấp nhận
  4. Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán sẽ ra quyết định: chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu phản tố.

Cơ sở pháp lý: Điều 191, Điều 199, 200, 202 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phản tố trong vụ án dân sự

Luật sư tư vấn về yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại

  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng liên quan đến lĩnh vực tố tụng dân sự;
  • Tư vấn chi tiết, cụ thể quyền đưa ra yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại;
  • Giải đáp thắc mắc về các quy định pháp luật liên quan đến quyền phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại.
  • Hướng dẫn hoặc hỗ trợ soạn thảo đơn phản tố theo nhu cầu khách hàng.
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý với cơ quan có thẩm quyền.

Yêu cầu phản tố là quyền của bị đơn khi quyền, lợi ích trái với nguyên đơn cần được pháp luật bảo vệ và xét xử. Đồng thời, quy định này thể hiện được tinh thần bình đẳng giữa các đương sự và giúp việc giải quyết vụ án hiệu quả hơn. Vì thế, Luật Long Phan xin cung cấp các dịch vụ có liên quan đến yêu cầu phản tố trong tranh chấp hợp đồng thương mại. Nếu như Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Scores: 5 (62 votes)

Luật sư: Luật Sư Vũ Viết Năng

Luật sư Vũ Viết Năng nguyên là Chánh án, Thẩm phán TAND huyện Hải Hậu, Nam Định. Hiện là Luật sư Cộng sự của Công ty Luật Long Phan PMT. Luật sư có 30 năm kinh nghiệm trong công tác xét xử, chuyên môn trong các lĩnh vực Hành chính, dân sự, hợp đồng. Luật sư luôn sẵn sàng tư vấn pháp lí miễn phí cho các đối tượng khó khăn và là điểm tựa để thân chủ đặt niềm tin khi đang gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Hotline: 1900.63.63.87