Thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại

Thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại là thủ tục thể hiện quyền đặc thù của bị đơn trong tranh chấp nhằm đảm bảo quyền tố tụng của bị đơn và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Đây là yêu cầu của bị đơn đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin đến Quý bạn đọc về thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại.

Thu tuc phan toThủ tục phản tố

Thủ tục phản tố là gì?

  • Là việc bị đơn trong vụ án dân sự kiện ngược lại nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
  • Yêu cầu phản tố của bị đơn phải liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

Chủ thể thực hiện quyền phản tố

  • Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn.

CSPL: Khoản 4 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

  • Bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.

CSPL: Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

Vì vậy, chỉ có bị đơn là chủ thể thực hiện quyền phản tố.

Thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại

Hướng dẫn soạn đơn phản tố

Thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, đơn yêu cầu phản tố về mặt nội dung cơ bản phải giống như nội dung của đơn khởi kiện được quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tòa án nhân dân tiếp nhận và xử lý đơn;
  • Họ và tên, năm sinh, địa chỉ nơi cư trú, số điện thoại, số fax, email… của người phản tố (bị đơn) và người bị phản tố (nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan);
  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị phản tố;
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố.

Cách viết đơn phản tố:

  • Ở phần “Kính gửi” ghi rõ tên Tòa án đã gửi thông báo về việc đã thụ lý vụ án;
  • Ở phần “Người phản tố” phải ghi rõ tư cách tham gia tố tụng là bị đơn trong vụ án gì, thụ lý tại thời điểm nào, người khởi kiện hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ai;
  • Ở phần “Nội dung phản tố” nên trình bày vắn tắt lại diễn biến sự việc dẫn tới tranh chấp;
  • Ở phần “Yêu cầu phản tố” phải nêu rõ ràng, cụ thể để Tòa án có căn cứ xem xét chấp nhận yêu cầu phản tố;
  • Cuối đơn phải có ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người phản tố.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn phản tố trong vụ án dân sự

Gửi đơn phản tố đến Tòa án

Căn cứ Điều 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Vì vậy, căn cứ Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì bị đơn có thể gửi đơn yêu cầu phản tố kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu phản tố của mình đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đơn yêu cầu phản tố bằng dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng điện thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Tuy nhiên, bị đơn phải gửi đơn yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

CSPL: Khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Nhận và xử lý đơn phản tố

Nhận đơn phản tố

Khi bị đơn thực hiện quyền yêu cầu phản tố phải có đơn yêu cầu phản tố độc lập, không được thể hiện trong với bản tự khai hoặc văn bản ghi ý kiến của bị đơn. Theo đó, đây là điều kiện cần thiết để Tòa án nhận đơn yêu cầu phản tố.

Căn cứ Điều 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Vì vậy, việc nhận đơn yêu cầu phản tố được áp dụng tương tự việc nhận đơn khởi kiện của nguyên đơn theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Nội dung này đã được chúng tôi trình bày ở mục “Gửi đơn phản tố đến Tòa án” nêu trên.

Xử lý đơn phản tố

Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu phản tố, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn yêu cầu phản tố. Thực tế sẽ do Thẩm phán đang giải quyết vụ án tranh chấp xem xét đơn phản tố.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn phản tố và ra quyết định sau:

  • Yêu cầu bị đơn sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu phản tố.
  • Tiến hành thụ lý đơn yêu cầu phản tố;
  • Chuyển đơn cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người có yêu cầu phản tố nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn yêu cầu phản tố cho bị đơn nếu yêu cầu phản tố đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

CSPL: Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

 Quy trình thực hiện thủ tục phản tốQuy trình thực hiện thủ tục phản tố

>>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục phản tố trong vụ án dân sự

Khi nào yêu cầu phản tố được thụ lý?

Việc thụ lý đơn yêu cầu phản tố của bị đơn sẽ được tiến hành như thủ tục thụ lý đơn khởi  kiện. Bởi căn cứ Điều 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.

Theo đó, căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì việc thụ lý yêu cầu phản tố của bị đơn phụ thuộc vào việc bị đơn có phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm hay không:

  • Nếu bị đơn thuộc đối tượng được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
  • Nếu bị đơn thuộc đối tượng phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Theo đó, Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Vì vậy, trường hợp này thì yêu cầu phản tố được thụ lý khi bị đơn nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

>>> Xem thêm: Thời hạn Tòa án thụ lý đơn phản tố của bị đơn

Thời điểm thực hiện quyền phản tố

Căn cứ khoản 3 Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Theo đó, thời điểm bị đơn thực hiện quyền phản tố phải trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Phản tố yêu cầu bồi thường có chịu án phí?

Căn cứ khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Theo đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Án phí trong thủ tục phản tốÁn phí trong thủ tục phản tố

Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại.

  • Tư vấn chi tiết và cụ thể các bước cần thực hiện trong thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại.
  • Soạn thảo đơn yêu cầu phản tố và chuẩn bị các giấy tờ hồ sơ liên quan trong việc phản tố.
  • Liên hệ và làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại và các quy định liên quan đã được chúng tôi phân tích và làm rõ thông qua bài viết trên. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp hoặc cần Luật sư Dân sự của chúng tôi hỗ trợ thực hiện thủ tục phản tố yêu cầu bồi thường trong tranh chấp thương mại thì xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất.

Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87