Định giá thương hiệu khi mua lại doanh nghiệp như thế nào?

Định giá thương hiệu khi mua lại doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng cần được xem xét. Việc định giá thương hiệu chính xác sẽ giúp các nhà đầu tư xác định giá trị thực của doanh nghiệp và đưa ra quyết định mua lại phù hợp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết về định giá thương hiệu khi mua lại doanh nghiệp.

Định giá thương hiệu khi  mua doanh nghiệp

Định giá thương hiệu khi mua doanh nghiệp

Mục đích định giá thương hiệu khi mua lại doanh nghiệp

Định giá thương hiệu giúp các doanh nghiệp xác định giá trị thị trường của thương hiệu để phục vụ cho các hoạt động quan trọng khác của doanh nghiệp:

  • Xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp khi cổ phần hoá;
  • Xác định giá trị thương hiệu trong hoạt động chia tách doanh nghiệp;
  • Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn kinh doanh bằng tài sản thương hiệu;
  • Xác định giá trị trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thương hiệu cho doanh nghiệp khác;
  • Xác định giá trị thương hiệu trong các vụ tranh chấp thương hiệu;
  • Xác định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán;
  • Xác định giá trị tăng trưởng của thương hiệu qua các năm.

Phương pháp định giá thương hiệu

Theo Thông tư 06/2014/TT-BTC về Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 quy định các cách tiếp cận trong thẩm định giá tài sản vô hình, gồm:

Phương pháp so sánh

  • Giá trị của tài sản vô hình cần thẩm định giá được xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình tương tự có giá giao dịch trên thị trường quy định tại điểm 9.1 của nội dung tiêu chuẩn tại thông tư 06/2014/TT-BTC.
  • Định giá thương hiệu dựa trên cơ sở so sánh với một thương hiệu khác cùng loại có mặt trên thị trường. Phương pháp so sánh giúp doanh nghiệp xác định được giá trị và vị trí trên thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và phát triển thương hiệu không phục vụ cho lĩnh vực tài chính.
  • Tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ luôn luôn khác nhau và không thể so sánh. Hơn nữa, trong cùng một lĩnh vực ngành nghề, cho dù các công ty có giống nhau về nhóm khách hàng, chi phí quảng cáo, khuyến mãi, kênh phân phối thì mỗi công ty sẽ có khả năng làm gia tăng giá trị thương hiệu khác nhau. Vì vậy, phương pháp này chỉ có thể sử dụng để kiểm tra chéo với với các mô hình khác.

Dựa trên cơ sở chi phí

  • Theo điểm 10 của nội dung tiêu chuẩn tại thông tư 06/2014/TT-BTC quy định: “Cách tiếp cận từ chi phí ước tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần thẩm định giá hoặc chi phí thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tương tự có cùng chức năng, công dụng theo giá thị trường hiện hành.”
  • Giá trị thương hiệu là tổng hợp của tất cả những phí phát sinh hoặc chi phí thay thế để đưa thương hiệu đến tình trạng hiện tại. Đó là tổng hợp của những chi phí như chi phí marketing, quảng cáo, truyền thông.
  • Phương pháp này không chính xác vì không có mối tương quan nào giữa chi phí đầu tư tài chính và giá trị gia tăng của thương hiệu.

Phương pháp dùng giá chênh lệch

  • Giá trị thương hiệu được tính là giá trị ròng hiện tại của các mức chênh lệch giá trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung chung hoặc không có thương hiệu.
  • Tuy nhiên, mục đích chính của nhiều thương hiệu không nhất thiết phải là bán được giá cao hơn, mà là bảo đảm thu hút được mức cầu cao nhất trong tương lai.

Dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu đối với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đây là phương pháp khá phức tạp so với các phương pháp trước.

Các yếu tố cần thiết cho việc định giá thương hiệu

Các yếu tố cần thiết cho việc định giá thương hiệu

Các yếu tố cần thiết cho việc định giá thương hiệu

1 .Yếu tố thị trường:

  • Thương hiệu ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, song có sự khác biệt ở mỗi thị trường. Thị trường của thương hiệu được chia thành nhiều nhóm khách hàng tương đối đồng nhất với nhau theo những tiêu chuẩn như sản phẩm hay dịch vụ, kênh phân phối, bằng sáng chế, khu vực địa lí, khách hàng hiện tại và khách hàng mới v.v…
  • Thương hiệu được định giá theo mỗi phân khúc và tổng giá trị của các phân khúc sẽ cấu thành tổng giá trị của thương hiệu.

2. Yếu tố tài chính:

  • Ở mỗi phân khúc, xác định và dự báo doanh thu lẫn thu nhập từ các tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu. Khoản thu nhập vô hình bằng doanh thu thương hiệu trừ đi chi phí họat động, các khoản thuế liên quan và lãi vay. Có thể nói khái niệm này cũng giống như khái niệm lợi nhuận về mặt kinh tế.

3. Yếu tố nhu cầu:

  • Chỉ số “ Vai trò của xây dựng thương hiệu” thể hiện phần trăm đóng góp của thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu. Nó được tính bằng cách xác định những nhánh nhu cầu khác nhau của việc kinh doanh dưới cùng thương hiệu, sau đó đo lường mức độ ảnh hưởng của thương hiệu. Thu nhập của thương hiệu bằng chỉ số “Vai trò của xây dựng thương hiệu” nhân với thu nhập vô hình.

4. Yếu tố cạnh tranh:

  • Phân tích những thế mạnh và điểm yếu của thương hiệu nhằm xác định Lãi suất khấu trừ thương hiệu (lãi suất này phản ánh độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng trong tương lai có được nhờ thương hiệu), được đo lường bởi “Điểm số sức mạnh thương hiệu”.
  • Để có được kết quả này, người ta kết hợp xem xét các tiêu chuẩn cạnh tranh và tập hợp kết quả đánh giá về thị trường của thương hiệu, mức độ ổn định, vị trí lãnh đạo, xu hướng phát triển, hỗ trợ, độ phủ thị trường v.v…

5. Tính toán giá trị thương hiệu:

  • Căn cứ theo điểm 11.6 thông tư 06/2014/TT-BTC quy định về phương pháp thu nhập tăng thêm: Giá trị thương hiệu là giá trị hiện thời (NPV) của thu nhập dự đoán có được nhờ thương hiệu, bị khấu trừ bởi Tỉ lệ khấu trừ thương hiệu. Kết quả NPV không chỉ rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn nữa để có thể phản ánh khả năng tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của thương hiệu.

Các bước để định giá thương hiệu

cac-buoc-de-dinh-gia-thuong-hieu

Các bước để định giá thương hiệu

Bước 1: Xác định phân khúc thị trường

  • Chia nhỏ thị trường thành nhiều nhóm không trùng lắp và đồng nhất căn cứ vào các tiêu chuẩn khả dụng như: sản phẩm hoặc dịch vụ, kênh phân phối, xu hướng tiêu dùng, địa lý, khách hàng hiện tại, khách hàng mới, mức độ khó tính của khách hàng…
  • Thương hiệu sẽ được đánh giá trên từng phân khúc và tổng giá trị của từng phân khúc sẽ tạo nên giá trị của thương hiệu.

Bước 2: Phân tích tài chính

  • Nhận diện và dự đoán doanh thu, lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình cho từng phân khúc đã xác định trong bước 1.
  • Lợi nhuận có được nhờ tài sản vô hình được tính bằng cách lấy doanh thu từ tài sản vô hình trừ đi chi phí hoạt động, thuế, chi phí sử dụng vốn

Bước 3: Phân tích nhu cầu.

  • Đánh giá vai trò của thương hiệu trong việc tạo nên sức cầu hàng hóa và dịch vụ trong thị thường mà thương hiệu hoạt động sau đó xác định tỷ lệ phần trăm khoản thu nhập từ thương hiệu tính trên tổng thu nhập từ tài sản vô hình được thể hiện bằng “Chỉ số vai trò thương hiệu” (role of branding index).
  • Thu nhập từ thương hiệu được tính toán bằng cách nhân “Chỉ số vai trò thương hiệu” với tổng thu nhập từ tài sản vô hình.

Bước 4: Phân hạng cạnh tranh

  • Tìm hiểu điểm mạnh và điểm yếu của thương hiệu từ đó rút ra “Chỉ số chiết khấu thương hiệu” phản ánh rủi ro của khoản thu nhập mong đợi trong tương lai (chỉ số chiết khấu thương hiệu được đo lường thông qua “Chỉ số sức mạnh thương hiệu”).

Bước 5: Xác định giá trị của thương hiệu

  • Giá trị của thương hiệu là hiện giá (NPV) của tất cả các khoản thu nhập kỳ vọng của thương hiệu trong tương lai, chiết khấu tại mức tỷ suất chiết khấu thương hiệu.
  • Quá trình tính toán NPV bao gồm cả giai đoạn dự báo và giai đoạn sau đó, phản ảnh khả năng của thương hiệu trong việc liên tục tạo ra thu nhập trong tương lai.

Tóm lại, định giá thương hiệu là một công cụ quan trọng giúp các nhà đầu tư xác định giá trị thực của doanh nghiệp khi mua lại. Việc định giá thương hiệu chính xác sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định mua lại phù hợp, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ luật sư tư vấn doanh nghiệp của Luật Long Phan PMT qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (69 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co