Hoạt động thương mại thường xảy ra tranh chấp do các bên ký kết hợp đồng không nắm rõ quyền và nghĩa vụ. Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng con đường thương lượng, hòa giải, trọng tài hay khởi kiện ra Tòa án do các bên tự thỏa thuận. Trong bài viết này, Luật Long Phan sẽ cung cấp thông tin về phương thức cũng như trình tự giải quyết một vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng thương mại.
Tranh chấp thương mại
Mục Lục
- Tranh chấp thương mại là gì?
- Căn cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Luật Long Phan
Tranh chấp thương mại là gì?
- Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo đó, “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”
- Tranh chấp thương mại thường diễn ra giữa các thương nhân với nhau.
(Khoản Điều 3 Luật Thương mại 2005, sửa đổi bổ sung 2017, 2019)
Căn cứ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Giải quyết tranh chấp thương mại
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Luật Thương mại 2005
- Luật Trọng tài thương mại 2010.
- Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng
- Phụ thuộc thỏa thuận, thống nhất giữa các bên.
- Đây là hình thức giải quyết tranh chấp được Nhà nước khuyến khích.
- Thương lượng giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo quan hệ hợp tác và lợi ích của các bên.
- Có thể thương lượng trực tiếp, gián tiếp hoặc kết hợp cả hai.
Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải
Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
(Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP)
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.
(Khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010)
>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Nhân dân
Giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Cơ quan Nhà nước, nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra các phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng doanh nghiệp
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Thương lượng
- Các bên trao đổi, thống nhất biện pháp giải quyết.
- Các bên đạt được sự thỏa thuận thì coi như giải quyết được tranh chấp.
Hòa giải
- Các bên lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải.
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự thủ tục thì Hòa giải viên thương mại tiến hành theo thủ tục cảm thấy phù hợp.
- Hòa giải viên có quyền đưa ra đề xuất giải quyết tranh chấp bất kỳ thời điểm nào.
- Khi đạt được kết quả hòa giải thành, các bên lập văn bản về kết quả hòa giải.
(Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP)
Trọng tài thương mại
- Xét thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp các bên bị xâm phạm.
- Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết.
- Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài.
- Trung tâm trọng tài mở phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
(Điều 30, Điều 33, Điều 39, Chương VIII, Chương IX Luật Trọng tài thương mại 2010)
>>> Xem thêm: Quy trình giải quyết tranh chấp thương mại
Tòa án Nhân dân
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
- Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền.
- Tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện.
- Thông báo nộp tạm ứng án phí.
- Tòa án thụ lý vụ án.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý, đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.
>>> Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án
(Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Các bên phải cân nhắc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, tiết kiệm chi phí, đảm bảo giữ quan hệ và lợi ích.
- Khi lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại, các bên phải đảm bảo các điều kiện tránh thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại tại Luật Long Phan
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại.
- Tư vấn, soạn thảo hợp đồng thương mại.
- Tư vấn căn cứ và cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
- Tư vấn trình tự, thủ tục, chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ tài liệu khởi kiện.
Luật sư trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
- Thay mặt khách hàng chuẩn bị tài liệu, hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại.
- Trường hợp giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án hoặc Trọng tài thương mại, Luật Long Phan thay mặt liên hệ và làm việc trực tiếp với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại
Đối với những tranh chấp phức tạp như hợp đồng thương mại, việc hiểu đúng bản chất, trình tự và có Luật sư chuyên môn hỗ trợ tư vấn sẽ hạn chế được rủi ro. Trường hợp Quý khách hàng muốn được tư vấn luật hợp đồng hoặc sử dụng dịch vụ luật sư hợp đồng của Luật Long Phan có thể liên hệ với chúng tôi qua 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.