Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại

Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại. Pháp luật đã quy định quyền lợi và nghĩa vụ của con nuôi như con đẻ, vây sau khi con nuôi chết, cha mẹ nuôi có quyền hưởng di sản của con nuôi như con ruột hay không? Pháp luật đã quy định như thế nào? Nếu có tranh chấp thừa kế xảy ra thì sẽ giải quyết ra sao? Luật Long Phan xin cung cấp những thông tin bổ ích dưới bài viết này. 

Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại

Quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại

Cha mẹ nuôi có quyền thừa kế không?

Quyền được hưởng thừa kế

Theo Bộ luật dân sự 2015 cha mẹ nuôi cũng có quyền hưởng thừa kế: có thể được hưởng di sản theo di chúc của con nuôi theo Điều 609 BLDS hoặc hưởng di sản theo pháp luật theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015.

Bên cạnh đó, về việc nhận thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi, Điều 653 Bộ luật Dân sự đã nêu rõ: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này”. Như vậy, theo quy định này, con nuôi và cha mẹ nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế nhà đất của nhau.

Theo đó, cha mẹ nuôi được hưởng thừa kế từ con nuôi theo 2 hình thức là theo pháp luật và theo di chúc.

Trường hợp không được hưởng thừa kế

Theo quy định tại Điều 621 và Điều 622 Bộ luật dân sự 2015 thì người thừa kế không được quyền hưởng di sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người thừa kế từ chối nhận di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

>>> Xem thêm: các điều kiện được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù

Trường hợp để lại di chúc

Theo Điều 609 và Điều 626 BLDS 2015 quy định Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Vì vậy, người để lại di chúc có quyền chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế..

Do đó, có thể khẳng định, trong trường hợp con nuôi lập di chúc để lại di sản của mình cho cha mẹ nuôi trong di chúc hợp pháp thì cha mẹ nuôi hoàn toàn được toàn quyền hưởng di sản đó.

Trường hợp không để lại di chúc

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, những người thừa kế theo pháp luật gồm các hàng thừa kế sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết;

Như vậy, nếu di sản được chia theo pháp luật thì cha mẹ nuôi là một trong những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người có di sản.

Do đó, nếu không thuộc các trường hợp không được hưởng thừa kế theo pháp luật như bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận di sản thừa kế, người không được quyền hưởng di sản… thì cha mẹ nuôi hoàn toàn được quyền hưởng di sản thừa kế của con nuôi.

Cha mẹ nuôi có quyền thừa kế di sản của con nuôi không

Cha mẹ nuôi có quyền thừa kế di sản của con nuôi không?

Thủ tục khai nhận di sản từ con nuôi

Căn cứ theo khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014 hướng dẫn thủ tục công chứng, chứng thực việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản được áp dụng đối với trường hợp:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Căn cứ theo Điều 57 Luật Công chứng 2014 hồ sơ khai nhận di sản bao gồm :

  • Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy tờ về nhân thân của người thừa kế: CMND, hộ khẩu;

Thủ tục tiến hành khai nhận di sản thừa kế

Thủ tục Tiến hành khai nhận di sản được quy định tại Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng 2014:

  • Nộp hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan thực hiện việc công chứng
  • Cơ quan công chứng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ hợp lệ hay không và tiến hành thụ lý công chứng theo quy định.
  • Tiến hành xử lý và giải quyết
  • Cơ quan công chứng tiếp nhận hồ sơ và xử lý theo quy định pháp luật.
  • Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
  • Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản;
  • Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
  • Trường hợp là bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
  • Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.
  • Cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế và trả hồ sơ.

Hướng xử lý khi có tranh chấp với các đồng thừa kế

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện buộc chia thừa kế của cha mẹ chết để lại

Khi phát sinh tranh chấp về thừa kế, để xác định ai là người được thừa kế, khoản thừa kế và những vấn đề khác cần khởi kiện ra Tòa án. Theo đó, thủ tục khởi kiện buộc chia phần thừa kế là nhà đất do con nuôi chết để lại như sau:

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện (theo mẫu)
  • Di chúc (nếu có)
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).

Hướng xử lý khi cha mẹ nuôi có tranh chấp với các đồng thừa kế

Hướng xử lý khi cha mẹ nuôi có tranh chấp với các đồng thừa kế

Mẫu đơn khởi kiện

Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……(1), ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……………………………………

Người khởi kiện: (3)

Địa chỉ: (4)

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: (5)

Địa chỉ (6) :………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)

Địa chỉ: (8)       ………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)

Địa chỉ: (10)      ………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)

Người làm chứng (nếu có) (12)

Địa chỉ: (13)      ………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)

1          …………………………………………………………………………

2          …………………………………………………………………………

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)         

              Người khởi kiện (16)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 23-DS:

(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).

(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.

(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.

(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).

(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).

(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).

(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết.

(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).

(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).

(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp. Nếu người khởi kiện không biết chữ thì phải có người làm chứng ký xác nhận theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Thủ tục khởi kiện

Để giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đang thuê của nhà nước người khởi kiện cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp như sau:

  • Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có nhà đất giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định
  • Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử.
  • Xét xử sơ thẩm.
  • Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc hỗ trợ giải thích quyền thừa kế của cha mẹ nuôi đối với di sản của con nuôi để lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan nào hoặc cần sự giúp đỡ của TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể và chi tiết. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87