Phải làm gì khi không được gặp người nhà đang bị tạm giữ?

Phải làm gì khi không được gặp người nhà đang bị tạm giữ là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc trong thời điểm hiện nay. Theo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam thì thân nhân được vào thăm gặp người nhà bị tạm giữ. Tuy nhiên, họ phải xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy tờ xác nhận quan hệ với người bị tạm giữ. Bài viết dưới đây, Luật Long Phan PMT xin cung cấp đến bạn đọc những thông tin liên quan.

Gặp người nhà đang bị tạm giữGặp người nhà đang bị tạm giữ

Quy định về gặp người bị tạm giữ

Người được gặp người đang bị tạm giữ

Căn cứ khoản 1 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.

Theo đó, thân nhân được đến thăm người tạm giữ bao gồm: người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

Ngoài ra, người bào chữa cũng được gặp người đang bị tạm giữ để thực hiện việc bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.

Cơ sở pháp lý: Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 1 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA.

>>> Xem thêm: Người chưa đủ 18 tuổi bị tạm giam bao lâu?

Những trường hợp không được gặp người đang bị tạm giữ

Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người đang bị tạm giữ trong các  trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và phải nêu rõ lý do. Cụ thể:

  • Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án;
  • Người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ;
  • Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ bỏ trốn;
  • Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
  • Khi cấp cứu người bị tạm giữ hoặc khi người bị tạm giữ đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
  • Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
  • Người bị tạm giữ không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
  • Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
  • Người bị tạm giữ đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

Như vậy, trong những trường hợp trên, Thủ trưởng cơ quan giam giữ sẽ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ.

Cần làm gì khi không được gặp người nhà đang bị tạm giữ?

Căn cứ các quy định nêu trên, thân nhân được gặp người nhà đang bị tạm giữ. Khi thuộc các trường hợp không được gặp hoặc vì mục đích đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, thủ trưởng cơ sở tạm giữ có quyền từ chối cho thăm gặp.

Tuy nhiên, trường hợp không được thông tin về tình trạng sức khỏe, điều kiện sống của người bị tạm giữ, người nhà của người bị tạm giữ có quyền khiếu nại, tố cáo vi phạm trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam theo Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ

Giấy tờ xuất trình

Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA thì người đến thăm người bị tạm giữ phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

  • Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
  • Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ.

Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền;

Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

Như vậy, người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ. Nếu không có giấy tờ chứng minh quan hệ thì phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền. Nếu không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam

Thủ tục gặp người bị tạm giữ Thủ tục gặp người bị tạm giữ

Thủ tục tiến hành

Bước 1: Xuất trình đầy đủ các giấy tờ nêu trên.

Bước 2: Thủ trưởng cơ sở tạm giữ, tạm giam xem xét và chấp nhận cho thăm gặp người đang bị tạm giữ nếu không thuộc trường hợp không được gặp.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.

Bước 3: Thăm gặp người thân đang bị tạm giữ.

Khi thăm gặp người thân đang bị tạm giữ, thân nhân phải tuân thủ các quy định sau:

  • Người bị tạm giữ được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
  • Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
  • Người đến thăm gặp và người bị tạm giữ phải chấp hành đúng nội quy cơ sở giam giữ, quy định về thăm gặp và thực hiện theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp; có thái độ văn minh, lịch sự, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Trường hợp vi phạm sẽ bị nhắc nhở hoặc đình chỉ việc thăm gặp.

Cơ sở pháp lý: Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Điều 4, 8 Thông tư 34/2017/TT-BCA.

>>> Xem thêm: Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam như thế nào?

Dịch vụ tư vấn thủ tục gặp người nhà đang bị tạm giữ

Với dịch vụ tư vấn thủ tục gặp người nhà đang bị tạm giữ, Luật Long Phan sẽ thực hiện các công việc sau đây:

  • Tư vấn chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để gặp người nhà đang bị tạm giữ
  • Tư vấn thời gian gặp người nhà đang bị tạm giữ
  • Tư vấn quy định về gửi quà cho người bị tạm giữ
  • Tư vấn quy định về việc gửi, nhận thư, sách, bào, tài liệu của người bị tạm giữ
  • Soạn thảo mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản phục vụ cho quá trình tố tụng: đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, đơn khiếu nại các quyết định, hành vi của các cơ quan tiến hành tố tụng
  • Tư vấn miễn, giảm trách nhiệm hình sự
  • Tư vấn điều kiện được hưởng án treo
  • Tham gia các buổi hỏi cung, làm việc với bị cáo tại cơ quan điều tra, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ,…
  • Hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác có liên quan.

Tư vấn thủ tục gặp người bị tạm giữTư vấn thủ tục gặp người bị tạm giữ

Theo quy định pháp luật thì thân nhân được phép thăm gặp người nhà đang bị tạm giữ. Tuy nhiên, một số trường hợp vì để đảm bảo quá trình điều tra vụ án, thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ. Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc cần Luật sư hình sự tư vấn, vui lòng liên hệ với qua HOTLINE: 1900636387  để được hỗ trợ.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87