Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam được dùng khi thân nhân muốn gặp người đang bị tạm giữ, tạm giam và gửi đơn lên các cơ quan có thẩm quyền để được xem xét. Khi một người bị tạm giữ, tạm giam để chờ các kết quả điều tra về một hành vi vi phạm nào đó thì sẽ không được gặp người thân ở bên ngoài, nếu như người thân muốn thì phải gửi đơn xin ghi rõ thông tin người nhà, thông tin người đang bị tạm giữ, tạm giam, ghi rõ lý do gặp, quan hệ với người được gặp,..

mau don xin gap nguoi bi tam giu tam giam
Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Tạm giam, tạm giữ là một biện pháp để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử,…Việc gặp người thân đối với người bị giữ, bị tạm giam phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, người thân của họ sẽ phải làm đơn xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam (mẫu đơn thăm nuôi) để trình bày rõ nguyện vọng được gặp người thân của mình, trong đơn này bạn cần ghi rõ thông tin người nhà, thông tin người đang bị tạm giữ, tạm giam, ghi rõ lý do gặp, quan hệ với người được gặp,…

Thông tin người làm đơn

Khi xin gặp người bị tạm giữ tạm giam, người làm đơn phải ghi rõ các thông tin:

  • Họ và tên người viết đơn;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • CMND/Hộ chiếu số/ thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp;
  • Nơi đăng ký thường trú;
  • Chỗ ở hiện tại;
  • Đơn vị công tác.

Thông tin người bị tạm giữ tạm giam

Bạn phải cho cơ quan tiếp nhận đơn biết bạn muốn xin gặp ai với các thông tin sau của người bị tạm giữ /tạm giam:

  • Họ và tên người bị tạm giữ tạm giam mà  bạn cần gặp;
  • Ngày tháng năm sinh của người bị tạm giữ tạm giam;
  • CMND/Hộ chiếu số/ thẻ căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp (nếu có)
  • Nơi đăng ký thường trú;
  • Họ và tên cha;
  • Họ và tên mẹ;
  • Hành vi phạm tội;
  • Bắt ngày nào; Vào nhà tạm giữ/tạm giam ngày nào;

Mối quan hệ với người xin được gặp

Trong đơn, bạn phải trình bày rõ mình có quan hệ như thế nào với người bị tạm giữ/tạm giam. Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 quy định người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự. Trong đó thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:

  • Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
  • Vợ, chồng;
  • Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  • Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Trình bày lý do gặp thân nhân

Bạn trình bày lý do gặp người bị tạm giam tạm giữ theo quy định của pháp luật.

Những người cùng đi xin gặp người bị tạm giữ/tạm giam

Nêu rõ họ tên của từng người, số CMND/ Hộ chiếu số/ Thẻ căn cước công dân, cấp ngày, tháng, năm, nơi cấp và quan hệ của từng người đó với người xin được gặp.

Nơi tiếp nhận đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Nếu bạn là người thân của người đang bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm pháp luật, bạn có thể sử dụng đơn xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam để gửi lên các đơn vị thụ lý án, giám thị TTG/Trưởng NTG trình bày các thông tin để được gặp người thân của mình. Trường hợp chờ thi hành án thì nơi tiếp nhận đơn  chỉ ghi là Giám thị TTG/ Trưởng NTG.

Thủ tục, quy trình nộp đơn

Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam như thế nào ? để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục thực hiện và xử lý đơn.

>> Xem thêm: Thủ Tục Xin Gặp Người Nhà Bị Tạm Giam Như Thế Nào ?

Trên đây là bài viết tư vấn về mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam của chúng tôi. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn luật hình sự, xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan qua hotline bên dưới để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.64 (11 votes)

Luật Long Phan PMT

Công Ty Long Phan PMT hướng đến trở thành một CÔNG TY LUẬT uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực TƯ VẤN PHÁP LUẬT, cung cấp DỊCH VỤ LUẬT SƯ pháp lý. Luật Long Phan PMT hoạt động với phương châm ☞ "lấy chữ tín lên hàng đầu", "xem khách hàng như người thân", làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Điều hành bởi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng nỗ lực không ngừng để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy của mọi cá nhân, tổ chức.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

14 thoughts on “Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

  1. Pham thi thanh loan says:

    Tôi không có giấy đăng ký kết hôn.thì giờ phải làm đơn gì để được đi thăm chông xin làm ơn giúp dùm cho tôi gì tôi không gặp mặt chồng và không được thăm nuôi.

    • Luật Long Phan PMT says:

      Kính chào bạn Phan Thị Thanh Loan,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an quy định về việc phạm nhân thăm gặp thân nhân quy định Cụ thể như sau:
      – Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người. Bên cạnh đó Thông tư cũng quy định ngoài những đối tượng nêu trên các cá nhân, tổ chức, đại diện cơ quan hoặc thân nhân mà có nhu cầu thăm gặp phạm nhân thì phải được sự đồng ý của Giám thị Trại giam, Giám thị Trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu phòng chống tội phạm, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân thì được thăm gặp phạm nhân.
      – Thủ tục thăm gặp phạm nhân khi không phải là thân nhân: Để được thăm gặp phạm nhân theo quy định thì bạn phải có đề nghị bằng văn bản và văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận, đồng thời phải có một trong những giấy tờ sau:
      – Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
      – Hộ chiếu;
      – Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
      Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      – Căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an quy định về việc phạm nhân thăm gặp thân nhân quy định Cụ thể như sau:
      – Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người. Bên cạnh đó Thông tư cũng quy định ngoài những đối tượng nêu trên các cá nhân, tổ chức, đại diện cơ quan hoặc thân nhân mà có nhu cầu thăm gặp phạm nhân thì phải được sự đồng ý của Giám thị Trại giam, Giám thị Trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu phòng chống tội phạm, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân thì được thăm gặp phạm nhân.
      Như vậy, trường hôp bạn là em ruột của người đang bị tạm giam thì sẽ được vào thăm.
      Trân trọng!

  2. Hoàng Văn Sơn says:

    Em xin chào các anh chị luật sư ạ anh chị cho em hỏi là cháu em bị bắt về tội gây rối trật tự công cộng tại quận hai bà trưng hà nội sau đó em đưa cháu lên đầu thú và bị tạm giữ sau đó là bị tạm giam xong cũng không có thông báo gì cho gia đình bây giờ em muốn hỏi sắp tết rồi gia đình muốn gặp cháu có được ko ạ và phải làm những thủ tục gì ạ em cảm ơn các anh chị luật sư ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      – Căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an quy định về việc phạm nhân thăm gặp thân nhân quy định Cụ thể như sau:
      – Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.
      Theo đó, thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:
      • Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,
      • Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
      • Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
      • Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
      Trân trọng!

  3. Duong thi ha says:

    E voi bạn trai e ở voi nhau nhu vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôm bạntrai e bị bắt vì có liên quan đến mai thuy bố mẹ cua bn trai e mất rồi a chị e thì mỗi ng 1 gia đình ko có liên lạc với nhau lâu rồi giờ chỉ có mình e giờ e muốn đi thăm nuôi khuyên nhủ a ấy cải tạo tối có được ko ạ mong luật su chỉ dẫn cho e với

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Chào bạn,
      – Căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Công an quy định về việc phạm nhân thăm gặp thân nhân quy định Cụ thể như sau:
      – Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.
      Bên cạnh đó Thông tư cũng quy định ngoài những đối tượng nêu trên các cá nhân, tổ chức, đại diện cơ quan hoặc thân nhân mà có nhu cầu thăm gặp phạm nhân thì phải được sự đồng ý của Giám thị Trại giam, Giám thị Trại tạm giam, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu phòng chống tội phạm, quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân thì được thăm gặp phạm nhân.
      – Thủ tục thăm gặp phạm nhân khi không phải là thân nhân: Để được thăm gặp phạm nhân theo quy định thì bạn phải có đề nghị bằng văn bản và văn bản đề nghị phải được cơ quan nơi đang làm việc, học tập hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận, đồng thời phải có một trong những giấy tờ sau:
      – Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
      – Hộ chiếu;
      – Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh.
      Trân trọng!

  4. Du Uyen says:

    Chào luật sư!

    E và con trai 2 tuổi cùng chồng của e đã sống chung như vợ chồng nhưng do ảnh hưởng dịch nên chưa có thể đăng ký kết hôn được. Hiện e biết được mình đang mang thai bé thứ 2 được 18 tuần (gàn 5 tháng) và muốn thăm gặp báo cho chồng biết. Chồng e bị tam giam 4 tháng, vì tội TTTP chất kích thích khoản 2.. Nhưng thưa luật sư chồng e vì mâu thuẫn xích mích với bạn bè nên đã bị gài bẫy dẫn đến việc e vừa nêu trên ạ 🙁 đến nay đã tạm giam được hơn 1 tháng trôi qua và giờ gần tết rồi em muốn được thăm nuôi nhưng không có giấy kết hôn thì phải làm gì để được thăm đây ạ? Mong được luật sư giúp đỡ giải đáp cho em. Và cho e hỏi là nguồn lao động chính của cả gđ đều chồng e gánh vác, nhưng giờ hiện tại chỉ còn 1 thân 1 mình e chăm nuôi con nhỏ và bản thân đang mang thai không có công việc thu nhập ổn định vậy e có thể được phép viết đơn xin phía cơ quan c.an xem xét xử án treo toại ngoại cho đến khi con sinh ra hay xin giảm án có được hay kh ạ? Và phải viết đơn như thế nào, gửi cho ai ạ? Mong luật sư giải đáp thắc mắc của em.

    Em xin chân thành cảm ơn ạ!

    • PMT Công Ty Luật Long says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.

  5. Ứng cọc sầu says:

    Thưa luật sư tôi có người nhà bị bắt về tội tham gia đánh bài và bị bắt giam đến nay đã hơn ba tháng vậy tôi có được thăm hay gặp mặt được không?theo tôi biết muốn được gặp người đang bị tạm giữ tạm giam thì phải có đơn vậy tôi phải làm đơn này như thê nào và mua mẫu đơn này ở đâu ăn xin cảm ơn luật sư!

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87