Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam như thế nào ?

Xin gặp người nhà bị tạm giam là mong muốn của gia đình khi có người thân đang bị tạm giam. Việc được gặp gỡ, thăm hỏi được thực hiện theo quy định pháp luật. Để biết được cách thức gặp người nhà bị tạm giam, công ty Luật Long Phan PMT xin hướng dẫn quý bạn đọc về vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

thu tuc tham nguoi bi tam giam
Người nhà được thăm người bị tạm giam theo quy định của pháp luật

Những đối tượng nào bị tạm giam theo quy định

Theo khoản 2 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì “Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015”, bao gồm:

  • Bị can;
  • Bị cáo;
  • Người bị kết án phạt tù;
  • Người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án;
  • Người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.

Người bị tạm giam có được gặp thân nhân hay không ?

Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.

Thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:

  • Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
  • Vợ, chồng;
  • Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  • Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.

Người thân được gặp người bị tạm giam một lần trong tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần không quá một giờ.

Đối với trường hợp muốn tăng thêm số lần thăm gặp hoặc người không phải thân nhân của người đang bị tạm giam, tạm giữ thì nếu có nhu cầu gặp mặt thì phải được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý án.

Trường hợp không được gặp thân nhân khi bị tạm giam

quy dinh gap nguoi bi tam giam
Người bị tạm giam không được gặp người nhà trong một số trường hợp theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2017/TT-BCA quy định việc tổ chức cho người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu thì các trường hợp sau KHÔNG ĐƯỢC GẶP THÂN NHÂN:

  • Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
  • Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
  • Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;
  • Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
  • Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;
  • Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.
  • Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.

Thủ tục gặp người bị tạm giam

thu tuc xin gap nguoi bi tam giam
Người thân xin gặp người bị tạm giam phải có đơn xin gặp người bị tạm giam

Theo khoản 2 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; khoản 2 Điều 4 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thủ tục xin gặp người bị tạm giữ, tạm giam như sau:

Bước 1: Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:

  • Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân,
  • Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân,
  • Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
  • Giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

Bước 2: Theo Khoản 1 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 3, 4, 5 Thông tư 34/2017/TT-BCA quy định thời gian thăm người bị tạm giữ, tạm giam, cụ thể:

  • Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng, thời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ.
  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.

Bước 3: Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.

Bước 4:Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.

 Lưu ý, đối với trường hợp người bị tạm giam là người nước ngoài thì theo khoản 5 Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015; Khoản 1 Điều 12 Nghị định 120/2017/NĐ-CP, việc thăm gặp vẫn được thực hiện theo thủ tục, thời gian được nêu ở  trên.

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN GẶP NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ TẠM GIAM

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin gặp người bị tạm giữ tạm giam

Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc của quý bạn đọc về thủ tục để gặp người thân bị tạm giam. Nếu có thắc mắc hoặc cần sự hỗ trợ của luật sư về thực hiện thủ tục xin gặp người bị tạm giam hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

 

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

33 thoughts on “Thủ tục xin gặp người nhà bị tạm giam như thế nào ?

  1. Hong Hai says:

    Chào luật sư :em có câu hỏi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp.Anh em có tham gia đá gà ăn thua bằng tiền với số tiền 2triệu ăn mười triệu là cá nhân anh ấy chơi còn tổng số tiền trên bảng phơi cả trường gà khoảng hơn 80 triệu và tiền tịch thu của chủ trường gà khi bị bắt là 65 triệu trong đó có 45 triệu tiền mặt trên người và tiền bán cơm bán nước .hiện đã qua 9 ngày tạm giữ sang 2 ngày tạm giam vậy luật sư cho em hỏi anh em có phải đi tù ko em có thể bảo lãnh cho anh em toại ngoại ko .Và làm thế nào để anh em đuoc nhẹ tội hơn .Em xin chân thành cảm ơn .

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Kính chào Hong Hai,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      – Theo quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 , mức phạt tù cao nhất đối với tội danh này là 7 năm.
      – Theo quy định tại Điều 92 BLTTHS về Việc bảo lĩnh, Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam và căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
      – Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình.
      – Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.
      – Như vậy, mức phạt tù cao nhất đối với tội danh này là 7 năm tù, nếu bạn là anh, em ruột của bị cáo thì bạn có thể nộp Như vậy, bạn có thể làm giấy đề nghị được bảo lĩnh cho anh của bạn. Đơn bảo lĩnh cần đến cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án để được xem xét, giải quyết. Nếu hồ sơ vụ án đang do cơ quan điều tra thụ lý và trường hợp anh trai bạn có đủ điều kiện cho bảo lĩnh, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra là người có thẩm quyền ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
      – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời, qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
      Trân trọng !

  2. Mai Lan says:

    Luật sư cho hỏi là vợ chồng em cưới nhau rồi mà chưa kịp làm giấy đăng ký kết hôn thì chồng em đi trại vậy không có giấy đăng ký kết hôn có được gặp không ạ

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Kính chào bạn Mai Lan,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.

      Thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:

      Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
      Vợ, chồng;
      Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
      Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
      Vì vậy, không chứng minh được quan hệ vợ chồng thì khô thể gặp người đang bị tạm giam, tạm giữa theo quy định
      Trân trọng gửi đến bạn

  3. Le thi hau says:

    Chào luật sư, em có câu hỏi nhờ luật sư giải dáp giúp ạ. Em trai e bị bắt từ
    ( 10/9/2020 )vì trong người có 4 viên hồng phiến, hiện tại đang bị tạm giam nhưng đã mấy ngày rồi vẫn chưa được gặp nhân thân. Dạ cho e hỏi:
    1,Khi nào thì được vào thăm ạ, lúc đi thăm được đem gì cho người bị tạm giam ạ.
    2,Liệu e của em có bị đi tù không, nếu đi tù thì khoảng bao lau ạ. Trong trường hợp này thì khả năng xin giảm nhẹ tội có không ạ, nếu có thì làm thế nào ạ. Em xin chân thành cảm ơn ạ.

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Le Thi Hau,
      Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 và Điều 9 Thông tư số 34/2017/TT-BCA ngày 19/9/2017 của Bộ Công an quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu, thì:
      – bạn được gửi quà cho em trai không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng qùa là đồ ăn, uống mỗi lần gửi không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
      – Các loại quà mà bác được gửi gồm: Tiền, thuốc chữa bệnh, thuốc bổ, đồ ăn, uống, đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm).
      Tuy nhiên, việc gửi quà phải đảm báo đúng theo quy định pháp luật.
      Về vấn đề tội danh và mức phạt, và xin giảm nhẹ hình phạt, vui lòng liên hệ hotline bên dưới, cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về vấn đề cần tư vấn để luật sư có thể đưa ra tư vấn rõ hơn.
      Trân trọng!
      Trân trọng!

  4. Nguyễn Luận says:

    Xin chào, tôi có em trai ruột bị tạm giam, khi đến xin thăm thì người ta đòi giấy tờ xác nhận quan hệ anh em mới cho gặp. Tôi không biết đây là giấy tờ gì, mong được giải đáp ạ. Ae tôi không có sổ hộ khẩu chung với bố mẹ tôi, giờ ae mỗi người một xã huyện khác nhau ạ

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn,
      Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.
      Thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:
      Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
      Vợ, chồng;
      Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
      Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
      Vì vậy, không chứng minh được quan hệ vợ chồng thì không thể gặp người đang bị tạm giam, tạm giữa theo quy định
      Trân trọng!

  5. Nguyên thị triều tiên says:

    Chồng tôi cùng bạn anh ấy đập phá 14 kính xe ô tô bị công an bắt (ngày 30/12)về phòng khám xét thì bắt thêm 2 gói ma túy tổng hợp dạng ketamin nhưng đến giờ tôi vẫn khoong có tin tức gì từ công an báo về cho gia đình.vậy cho tôi hỏi chồng tôi sẽ bị xử như thế nào và tôi có được gặp chồng tôi trong thời gian này hay không.

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Chào bạn,
      Vì chúng tôi không trực tiếp tiếp xúc hồ sơ vụ việc nên không thể đưa ra tư vấn chính xác cho bạn về vấn đề chồng bạn sẽ bị xử lý như thế nào. Vấn đề này phụ thuộc vào động cơ, mục đích của hành vi đập phá và định lượng ma túy, mục đích tàng trữ ma túy. Đối với vấn đề thăm người bị tạm giam: Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định tại khoản 2 Điều 22, người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;
      Như vậy, bạn có thể đến thăm gặp chồng bạn, khi đến cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy đăng ký kết hôn, hoặc những giấy tờ khác có thể chứng minh quan hệ vợ chồng.
      Trân trọng!

  6. Hiệp says:

    Thưa Luật Sư
    Tôi có người thân là chồng sắp cưới đang bị tạm giam trong trại thì có vào thăm được không ạ
    Tôi đang có bầu được hơn 3 tháng chúng tôi chưa có giấy đăng kí kết hôn vậy nếu tôi muốn vào thăm thì có CMND thôi thì có được thăm không ạ ?

  7. Khách says:

    Thưa luật sư tôi có 1 người bạn mà bạn tôi ko có bame ruột chỉ có bame nuôi mà lúc nhận nuôi họ ko làm giấy tờ tùy thân ạ cho đến bây h vẫn ko có giấy tờ j mà bây h bạn tôi đi trại thì lm cách nào để đc thăm nuôi và gặp mặt ạ

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Chào bạn,
      – Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2018/TT-BCA quy định về những đối tượng được thăm phạm nhân bao gồm:
      “Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người.”
      Ngoài ra, khoản 2 Điều này cũng quy định cho những đối tượng khác nằm ngoài những đối tượng nêu trên được vào thăm phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
      => Do đó, dù không phải là người thân nhưng vẫn có thể được vào thăm nếu Giám thị trại giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đồng ý.
      – Khi đến thăm gặp, cần chuẩn bị đơn đề nghị được thăm gặp phạm nhân (đơn phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bạn đang làm việc, học tập). Gửi đơn đề nghị tới Giám thị trại giam nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù để được xem xét, giải quyết.
      Khi đến trại giam nơi phạm nhân đang thụ án, người đến thăm mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân.
      Trân trọng!

  8. Phạm Thị Thanh Loan says:

    E mong giúp dùm e cho e hỏi chồng e đang bị tạm giam mà e chưa có giấy đăng ký kết hôn thì e không thăm nuôi đươc thì bằng cách nào nào để e được thăm chỉ giúp dùm e với e xin cám ơn

    • Hà Ngọc Tuyền says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Điểm d khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giam, tạm giữ năm 2015 về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau: người bị tạm giam được quyền gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự.

      Thân nhân của người bị tạm giam bao gồm:

      Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng;
      Vợ, chồng;
      Anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
      Cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại được quy định theo Khoản 8 Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
      Vì vậy, không chứng minh được quan hệ vợ chồng thì khô thể gặp người đang bị tạm giam, tạm giữa theo quy định
      Trân trọng gửi đến bạn

  9. Hoàng Văn Thi says:

    Xin chào Luật sư . Cho em hỏi . Em trai em rủ theo 3 người vào nhà mua 200k tiền ma túy đá hút hết thì công an tới bắt . 2 người được về riêng em của em thì bị đưa đi Kim Chi vậy cho em hỏi em phải làm thế nào để giảm án đc cho em em. Trong thời gian chưa thi hành án ạ

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan MPT, về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Đầu tiên, em bạn đã rủ theo 3 người vào nhà cùng sử dụng ma túy đá và bị công an phát hiện. Hiện tai chỉ có em trai bạn bị tạm giam ở trại giam Kim Chi. Pháp luật không quy định xử lý hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà chỉ xử phạt hành chính nên 3 người bạn của em trai sẽ không bị bắt.
      Về hành vi của em trai ban đã đủ yếu tố cấu thành Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
      “1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
      Mức hình phạt được Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tôi, nhân thân của em trai bạn, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
      Tại Điều 51 của Bộ luật này quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
      “1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
      a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
      b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
      c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
      d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
      đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
      e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
      g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
      h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
      i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
      k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
      l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
      m) Phạm tội do lạc hậu;
      n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
      o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
      p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
      q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
      r) Người phạm tội tự thú;
      s) Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải ;
      t) Người phạm tội tích cực giúp đơc các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
      u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
      v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
      x) Người phạm tội là cha mẹ vợ chồng con của liệt sĩ người có công với cách mạng.”
      Như vậy, nếu em trai bạn có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ nêu trên thì đây là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiêm hình sự, và Tòa án sẽ quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng theo Điều 54 BLHS.
      Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn, nếu bạn còn bất cứ vướng mắc nào vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được Quý Luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

  10. Hằng says:

    Xin cho e hỏi! Về việc người thân đang tạm giam.đã kết cung.do dịch bệnh ko cho thăm gặp. Nhưng hiện Trại giam đó bung phát dịch.gd e rất lo lang. Muốn dc gặp hoặc dc liền hệ qua điện thoại. Để dc biết người thân đang ở trong trai có bị dịch covid hay ko. Và tính trang sức khỏe ntn. Thị phải làm sao ah. E xin cam on

  11. thituyetn697@gmail.com says:

    Luật sư cho e hỏi chút, giờ e muốn đi thăm chồng e đang ngồi tù thì phải làm các thủ tục gì, mới đc vào thăm ạ, mà e chưa đc nhận những giây tờ gì cả, vậy e phải làm thế nào ạ

  12. Tên trần thị đoàn says:

    Luật sư cho e hỏi chồng e bị bắt vì tội tằng chữ chất ma túy trái phép .loại ma túy heroin .số lượng 5 tép ,trọng lượng 0.164g .thì chồng em sẽ bị phạt tù bao nhiêu lâu.chồng e chưa co tiền án tiền sự .mong luật sư giải đáp giúp em ạ e cảm ơn ạ

  13. Nguyễn thị lệ quyền says:

    E chào luật sự
    Ck em phạm tội trộm cắp lần đầu phạm tội mà ck e lại bỏ trốn khỏi nơi cư trú nay đang bị tam giam vậy cho em hỏi ck e có dk tại ngoại về nhà k ạ tại ck e là trụ cột chính và e cũng đang mang thai e cảm ơn ạ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87