Người giữ di chúc là người hưởng di sản thì có trái luật không?

Người giữ di chúc là người hưởng di sản khi người để lại di chúc chết có để lại tài sản cho họ. Việc chia thừa kế theo di chúc được pháp luật ưu tiên áp dụng nhằm theo ý chí của người lập di chúc. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

co duoc huong di san khi ban than dang nam giu di chuc khong
Gửi giữ di chúc theo nguyện vọng của người lập di chúc

Thừa kế theo di chúc là gì ?

  • Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo nội dung di chúc. Hình thức của di chúc bao gồm: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

Một di chúc có HIỆU LỰC (di chúc hợp pháp) khi đáp ứng đủ các điều kiện theo Điều 630 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Cụ thể:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Lưu ý:

  • Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu:
  1. Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
  2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Người lập di chúc gửi giữ di chúc ở đâu ?

Luu giu di chuc o dau
Mục đích của việc công chứng là để di chúc hợp pháp

Theo khoản 1 Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người lập di chúc có thể:

  • Yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
  • Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và “pháp luật” về công chứng.

Như vậy,

  • Người lập di chúc được tự do thể hiện ý chí của mình về việc định đoạt tài sản sau khi chết và việc gửi giữ di chúc.
  • Điều này vừa thể hiện giá trị “đạo đức” giữa con người với con người, vừa thể hiện bản chất của Nhà nước và pháp luật.

Theo khoản 2 Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

  • Giữ bí mật nội dung di chúc;
  • Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
  • Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

Người giữ di chúc được hưởng di sản không ?

giu di chuc thi di san co duoc chia cho nguoi do
Các đồng thừa kế phân chia di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Từ những quy định trên cho thấy, người giữ di chúc vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế trong các trường hợp sau:

Nội dung di chúc hợp pháp thể hiện người hưởng di sản là người giữ di chúc

Hay nói cách khác, vào thời điểm mở thừa kế, những người có tên trong di chúc sẽ được hưởng phần di sản theo nguyện vọng của người lập di chúc (kể cả là người giữ di chúc). Trừ trường hợp:

>> Xem thêm: Khi Nào Một Người Bị Truất Quyền Thừa Kế?

  • Người giữ di chúc không có quyền hưởng di sản;
  • Người giữ di chúc từ chối nhận di sản;
  • Người giữ di chúc bị truất quyền hưởng di sản.

Người giữ di chúc hưởng thừa kế theo pháp luật

Theo Điều 650 BLDS 2015 thì người giữ di chúc được thừa kế “tài sản” theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Người giữ di chúc là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Theo Điều 644 BLDS 2015 quy định:  Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  • Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Như vậy,

  • Nếu người giữ di chúc là một trong những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì họ vẫn được hưởng di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
  • Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

Giải quyết tranh chấp về chia thừa kế như thế nào ?

Để giải quyết tranh chấp giữa các đồng thừa kế với nhau hoặc chia di sản sau thừa kế (đất đai, nhà ở, …), cần tiến hành các thủ tục cần thiết để được Tòa án giải quyết TRANH CHẤP theo quy định của pháp luật. Thủ tục khởi kiện như sau:

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện (gồm chứng minh nhân dân, mẫu đơn khởi kiện, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định;
  2. Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án khi hồ sơ hợp lệ, và tiến hành thủ tục cần thiết  để chuẩn bị xét xử;
  3. Xét xử sơ thẩm;
  4. Xét xử phúc thẩm (nếu có).

Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Trường hợp Quý bạn đọc có nhu cầu tư vấn pháp luật thừa kế hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua Hotline 1900.63.63.87 . Xin cảm ơn.

Scores: 4.4 (15 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Người giữ di chúc là người hưởng di sản thì có trái luật không?

  1. Huệ says:

    Nhờ luật sư tư vấn giúp trường hợp:
    Mẹ tôi có 5 người con (4 gái và 1 trai). Gần ngày bà mất (vẫn còn tỉnh táo, minh mẫn), bà gọi các con và người làm chứng (em gái của mẹ) đến để lập di chúc. Bà đọc di chúc cho người con trai viết rồi đọc tuyên bố trước tất cả mọi người chứng kiến. Mọi người đều đồng ý, kí tên.
    Vậy, di chúc do chính tay người được thừa hưởng di chúc viết, có được coi là di chúc hợp pháp không? (có đủ chữ kí của người lập di chúc và người làm chứng)

    • Phan Mạnh Thăng says:

      Kính chào Huệ,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn
      Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp khi thỏa mãn 02 điều kiện chính:
      1. Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
      2. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
      Do vậy, việc người con trai viết lại di chúc theo lời của mẹ sẽ không làm ảnh hưởng đến giá trị của di chúc. Nếu hội đủ 02 điều kiện kể trên thì di chúc vẫn được xác định là hợp pháp dù cho người viết là ai.

      Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
      CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      – Điện thoại liên hệ: 0908.748.368
      Trân trọng !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87