Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi doanh nghiệp bị mua lại

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi doanh nghiệp bị mua lại, hiện nay trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động mua bán doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến. Điều này làm phát sinh nhiều hệ quả pháp lý, vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm là khi chuyển đổi quyền sở hữu thì người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi doanh nghiệp bị mua lại

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi doanh nghiệp bị mua lại

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũ khi bán doanh nghiệp

Bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu của mình cho bên mua theo giá cả hoặc phương thức thanh toán khác mà các bên trong quan hệ mua bán thỏa thuận và thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Hơn thế, khi bán doanh nghiệp cũng phát sinh nhiều vấn đề pháp lý kèm theo, một trong các vấn đề đó là trách nhiệm của Doanh nghiệp đã bán đối với người lao động.

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp bán doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động 2019.
  • Người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
  • Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật lao động 2019.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũ khi bán doanh nghiệp

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động cũ khi bán doanh nghiệp

>>Xem thêm:
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CÓ ĐƯỢC MUA LẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN KHÔNG?

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động mới khi mua lại Doanh nghiệp theo quy định

Song song với bán doanh nghiệp, mua doanh nghiệp là việc chủ thể nhận chuyển nhượng quyền sở hữu một doanh nghiệp, đây chính là một sự kiện pháp lý quan trọng làm phát sinh nhiều quan hệ pháp luật, trong đó nổi bật, được quan tâm nhiều nhất là nghĩa vụ đối với người lao động tại doanh nghiệp được mua lại. Theo quy định tại Điều 43 Bộ luật lao động 2019 thì trong trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sở hữu doanh nghiệp thì chủ thể có các nghĩa vụ cơ bản sau:

  • Xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động 2019.
  • Người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
  • Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động 2019.

Lập phương án sử dụng lao động

Phương án lao động là bảng thông tin thể hiện tình hình lao động cụ thể của doanh nghiệp, được doanh nghiệp lập khi có sự thay đổi về số lượng người lao động trong doanh nghiệp. Nội dung phương án sử dụng lao động phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 44 Bộ luật lao động 2019, bao gồm các nội dung sau:

  • Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
  • Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu.
  • Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động.
  • đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Đồng thời, khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

>>Xem thêm:
Bị công ty cho nghỉ việc vì thay đổi cơ cấu bạn cần làm gì?

Một số vấn đề cần lưu ý

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo việc này cho người lao động, trình tự thông báo được quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

  • Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Người sử dụng lao động và người lao động không đương nhiên chấm dứt toàn bộ trách nhiệm của mình khi hợp đồng lao động kết thúc. Khi chấm dứt hợp đồng lao động hai bên phải hoàn thành các trách nhiệm tương ứng được quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, theo đó trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Đồng thời người sử dụng lao động cần phải thực hiện nghĩa vụ sau đây:

  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động.
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng chấm dứt thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động 2019 và hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt, trừ các trường hợp sau:

  • Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu.
  • Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc

Trợ cấp mất việc làm

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động 2019 đối với người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao động 2019.

Trên đây là một số tư vấn cơ bản về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi doanh nghiệp bị mua lại. Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan về lĩnh vực lao động quý khách có thể truy cập TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG để tham khảo một cách chi tiết và kịp thời nhất, đồng thời bạn đọc vui lòng liên hệ qua số HOTLINE 1900.63.63.87 để được và hỗ trợ. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87