Khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc là tranh chấp phát sinh thường xuyên trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Khi quyền và lợi ích bị xâm phạm người lao động có quyền khởi kiện để được bồi thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được cách thức giải quyết theo quy định pháp luật khi gặp phải trường hợp này.

Mục Lục
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

Căn cứ theo quy định tại (Điều 34 Bộ Luật lao động 2019), người sử dụng lao động cho nhân viên nghỉ việc đúng luật khi nằm trong các trường hợp sau:
- Hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp phải gia hạn đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
- Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
- Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
- Khi người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
- Khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại , Điều 36 Bộ Luật lao động 2019.
- Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật lao động 2019.
- Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.
Hậu quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng trái luật
Cho nhân viên nghỉ việc trái luật là hành vi chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động buộc nhân viên nghỉ ngang hoặc cho nghỉ mà không thông báo với người lao động. Hậu quả pháp lý mà hành vi này mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động và cả người sử dụng lao động:
>> Xem thêm: Khởi Kiện Vì Cho Rằng Công Ty Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động Sai Quy Định
- Người sử dụng lao động phải nhận nhân viên trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết.
- Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày nhân viên không được làm việc và phải trả thêm cho nhân viên một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng.
- Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật lao động 2019 thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Trường hợp nhân viên không muốn tiếp tục làm việc hoặc người sử dụng lao động không muốn nhận lại nhân viên thì ngoài các khoản bồi thường trên phải trả thêm trợ cấp thôi việc.
- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại và người lao động đồng ý thì ngoài các khoản trên phải bồi thường ít nhất 02 tháng tiền lương.
(Cơ sở pháp lý: Điều 41 Bộ luật lao động 2019)
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án

Khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc thuộc trường hợp không được tiến hành hòa giải quy định tại khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019.
Tranh chấp về bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại (điểm b khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Căn cứ khoản 1,3 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện hoặc cấp tỉnh (đương sự nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp) nơi:
- Nơi NSDLĐ (bị đơn) có trụ sở
- Nơi cư trú, làm việc của NLĐ (trong trường hợp có thỏa thuận)
Trình tự thủ tục khởi kiện
Thành phần hồ sơ
- Đơn khởi kiện. Trong đơn trình bày rõ nội dung, các căn cứ chứng minh người sử dụng lao động buộc nghỉ việc trái pháp luật và đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại về tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội,…
- Chứng minh nhân dân/hộ chiếu (bản sao), sổ hộ khẩu (bản sao)
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm: hợp đồng lao động, quyết định xử lý kỷ luật sa thải hoặc quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, …
Trình tự thủ tục khởi kiện
Thủ tục khởi kiện giải quyết đòi bồi thường khi bị đuổi việc được tuân thủ theo quy trình tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
- Người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
- Tòa án xem xét đơn, nếu hợp lệ Tòa án thông báo cho người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
Tuy nhiên án phí của người lao động khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc thuộc trường hợp miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, lệ phí tòa án quy định tại (điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14).
Trong trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án ngay sau khi nhận được đơn hợp lệ.
3. Tòa án kiểm tra, đánh giá hồ sơ, chuẩn bị xét xử.
4. Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm (nếu có)
5. Tòa án ban hành bản án/quyết định. Bản án/quyết định có hiệu lực pháp luật và quyền, nghĩa vụ của các bên trong bản án phát sinh khi không có kháng cáo, kháng nghị.
Thời hạn giải quyết tuân theo quy định tại (Điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) như sau:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử là 02 – 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án
- Thời hạn mở phiên tòa xét xử là 01 – 02 thàng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Khi buộc nhân viên nghỉ việc người sử dụng lao động cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng về phạm vi lỗi của người lao động, tránh rơi vào những trường hợp sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng trái luật để không làm ảnh hưởng quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng như người lao động.
Trên đây là bài viết hướng dẫn về cách khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc. Trong trường hợp còn thắc mắc về nội dung trên hoặc có mong muốn được gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và tư vấn về các vấn đề liên quan đến lao động, quý bạn đọc có thể liên hệ chúng tôi thông qua hotline 1900.6363.87 để nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình. Xin cảm ơn.
Chào luật sư! Tôi làm cho cty cổ phần tư nhân do ông A là chủ( người sử dụng lao động tôi) từ ngày 1/6/2017 nhận tôi vào làm việc, hợp đồng thử việc 2 tháng, mỗi tháng 15tr,.chức vụ thuyền trưởng. Sau 2tháng thử việc ,tôi nhắn tin Zalo cho ông A ,hợp đồng thử việc em hết hạn, Em có còn làm tiếp không? Ông A trả lời có chứ.Đến ngày 4/8/2018 Ông A nhắn tin Zalo cho tôi :anh sẽ bổ nhiệm làm CEO đội tàu, lương 25tr/tháng bắt đầu từ1/9/2018,lúc này tôi chuyển qua cty khác, cũng do ông A làm chủ .Đến ngày 24/2/2020 lảnh đạo cty mới xuống tàu họp thông báo cho tôi chấm dứt hợp đồng lao động, lý do giải thể bộ phận, hổ trợ 1tháng lương tìm việc, coi như đã báo trước một tháng. Hôm sau kêu tôi lên công ty nhận quyết định, hứa 30 ngày sau trả số BHXH nhưng qua 30ngày tôi liên lạc đòi sổ BHXH thì cty không muốn đưa.Trước khi cty chấm dứt hợp đồng lao động khoảng hơn 1tháng, có yêu cầu tôi lái du thuyền ra Côn Đảo và Phú Quốc chơi. Tôi có trả lời:mùa này sống gió to,Phạm vi hoạt động cho phép du thuyền không được chạy cách bờ biển quá 12hải lý. Nếu chuyện xấu xảy ra ai làm người chịu trách nhiệm. Chính vì tôi muốn bảo vệ tất cả chứ không phải là kẻ hen nhát mà cty đã tuyển dụng người khác. Viện lý do giải thể bộ phận .Xin hỏi luật sư :tôi khởi kiện thì nên đòi quyền lợi gì. Xin luật sư tư vấn giúp giùm. Xin Đa tạ?
Chào bạn Hoàng Phương, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT
Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại Điều 38 BLLĐ 2012:
a, Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, NSDLĐ còn phải báo trước cho người lao động thời hạn theo quy định, theo sự trình bày của bạn thì công ty của bạn đã vi phạm thời gian báo trước, vi phạm trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định nên đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
khi giải quyết tranh chấp, tòa án sẽ áp dụng quy định tại Điều 42 BLLĐ để giải quyết cho bạn theo quy định về việc bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái luật nhứ:
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
– Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
– Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
Trân trọng !
Chào Luật sư. Tôi làm cho một Công ty TNHH ở TPHCM. Ngày 17/8/2020 tôi được nhận vào làm với mức lương thử việc 15 triệu/tháng, lương Chính thức là 18 triệu/tháng, vị trí Biên tập viên nội dung, làm việc tại Phòng Marketing. T thử việc 1 tháng. Đến ngày 11/10/2020 tôi bị cho nghỉ mà không thông báo trước đó. Lý do mà CEO đưa ra là Công ty tạm dừng hoạt động và CEO có nói hỗ trợ 1 tháng lương. Nhưng trên thực tế Công ty vẫn hoạt động bình thường. Trong quá trình làm việc tôi không được ký hợp đồng mà giao ước miệng, có thư offer nhận việc. Đến nay, CEO Công ty không trả tôi một tháng lương hỗ trợ như đã nói. Vậy không có hợp đồng lao động, tôi có đòi được lương và khoản bồi thường không và thủ tục, cách thức, giấy tờ như thế nào? Luật sư có thể tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn.
Chào bạn,
Trường hợp này, vì hai bên không ký kết hợp đồng lao động , do đó, trước hết về phía công ty đã vi phạm nghĩa vụ giao kết hợp đồng theo quy định tại Điều 18 BLLĐ và có thể sẽ bị phạt hành chính theo quy định theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động.Mối quan hệ lao động giữa bạn và công ty đã được xác lập kể từ khi bạn được nhận vào làm việc tại công ty. Trường hợp khi nghỉ việc và có thỏa thuận về bồi thường nhưng công ty không thanh toán thì bạn có thể nộp đơn khiếu nại đến công ty yêu cầu công ty giải quyết. Chúng tôi kiến nghị bạn vui lòng liên hệ đến hotline của công ty hoặc đến gặp trực tiếp luật sư để được tư vấn cụ thể chi tiết hơn.
Trân trọng!
Em chào anh/chị luật sư ạ,
Em có 1 hình xăm nhỏ ở đốt ngón tay, quy định công ty là không được xăm mình, nhưng trước khi vào làm ở công ty thì em đã có xăm, cũng được nhận vào làm việc hơn 2 năm rồi. Công ty bắt buộc em phải xóa hình xăm hoặc đuổi việc, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên không có nơi nào nhận xóa xăm nên em không xóa được, và công ty quyết định đuổi việc em. Không biết bên công ty làm như vậy có sai trên hợp đồng lao động không ạ ? Nếu công ty đuổi thì em có được lãnh bảo hiểm thất nghiệp theo quy định không ạ ?
Mong nhận được phản hồi từ anh/chị luật sư
Em xin chân thành cảm ơn !
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT, về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, Về việc công ty cho bạn nghỉ việc là trái quy định Bộ luật lao động 2019:
Công ty có thể cho người lao động nghỉ việc bằng hình thức: sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Trường hợp sa thải người lao động:
Công ty sa thải người lao động phải căn cứ theo quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động 2019:
• Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
• Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
• Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động 2019;
• Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đồng:
Công ty muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải đưa ra căn cứ chấm dứt theo quy định tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019:
• Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động;
• Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
• Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, dịch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
• Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động;
• Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
• Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
• Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Như vậy, công ty cho bạn nghỉ việc là không đúng, trái với quy định của Bộ luật lao động 2019.
Thứ hai, Về việc bạn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
– Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
“ Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
• Chấm dứt hợp đồng lao động trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
• Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”
– Như vậy, để biết bạn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không cần xem xét đến thời gian bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp là bao lâu.
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu có bất cứ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ qua HOTLINE:1900.63.63.87 để được Quý luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Chào luật sư. Tôi làm việc cho công ty hàn quốc trên địa bàn tỉnh bắc giang,do ảnh hưởng dịch bệnh tháng 6 và tháng 7 tôi chuyển vào ăn ở và làm việc tại công ty đến ngày 20 tháng 7 tỉnh bắc giang đã chuyển trạng thái sang chỉ thị 19 và bên nhân sự đã cho phép chúng tôi về thăm nhà. Khi tôi từ bắc giang về thái nguyên đã phải cách ly y tế 21 ngày, và công ty đã thông báo là tôi nghỉ ngang và trừ tất cả 16 ngày lương tôi làm tháng 7 đó. Mong luật sư tư vấn giúp ạ. Xin cảm ơn
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Chào luật sư!
Nhờ luật sư tư vấn giúp. Tôi làm việc ở công ty A được 7 năm và ký hợp đồng ko thời hạn.
Do tình hình dịch bệnh, công ty vẫn bắt đi làm mặc dù ở đó có F0 nên tôi đã nộp đơn xin nghỉ. Nhưng chỉ đươc 2 ngày công ty đã sa thải ngay với lý do tôi không tuân thủ theo yêu cầu của công ty. Luật sư cho tôi hỏi là công ty có phải trả tiền lương tháng đã làm việc + tiền lương 45 ngày hay không? Bên công ty không trả và giải thích là tôi bị sa thải nên không đươc nhận tiền bồi thường. Cảm ơn luật sư
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Chào luật sư. Tôi làm cho 1 trường mầm non tư nhân do bà A( người sử dụng lao động), tôi và bà có kí hợp đồng làm việc từ tháng 5/2020 thời hạn 36 tháng lương là 4.300tr, chức vụ giáo viên. Và trong tháng 10/2021 t và 1 số cô nói xấu bà A và có 1 cô đã nói cho bà A biết và đến ngày 3/11 thì bà A có gọi t xuống và bảo cho t nghỉ việc trong khi hợp đồng của t và bà A vẫn còn, và k nhắc nhở hay kỉ luật tôi 1 điều gì hết mà cho tôi nghỉ luôn. T muốn hỏi như vậy bà A có phải trái pháp luật không? Và t muốn viết đơn bắt bà bồi thường hợp đồng cho tôi như thế nào? Rất mong được các luật sư tv và cho tôi ý kiến. Tôi cám ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.