Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Pháp luật quy định ra sao?

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay có nhiều thay đổi.Các cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, vì một số lí do như an ninh quốc phòng, sức khỏe của cộng đồng mà pháp luật quy định một số ngành, nghề kinh doanh phải có những điều kiện bắt buộc mới được đăng ký kinh doanh. Cụ thể bài viết dưới đây sẽ làm rõ nội dung này.

Tim hieu quy dinh phap luat Viet Nam ve nganh nghe kinh doanh co dieu kien
g quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?

Hiện nay, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và LĨNH VỰC mà pháp luật không cấm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải bảo đảm việc “đáp ứng” đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động.

  • Theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020 , ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do an ninh quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
  • Hiện nay danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (kể cả đối với Nhà đầu tư nước ngoài) được đăng tải trên Cổng thông tin Đăng ký doanh nghiệp quốc gia, quy định cụ thể về các điều kiện kinh doanh của từng ngành, nghề và các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nội dung tương ứng.

Điều kiện để được kinh doanh ngành, nghề có điều kiện

Những điều kiện cần thiết theo quy định pháp luật Việt Nam để được tiến hành kinh doanh
Thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Điều kiện chính là các yêu cầu từ phía cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện các công việc cụ thể trên Giấy phép kinh doanh như ngành, nghề; Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; Chứng chỉ hành nghề; Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc các yêu cầu khác.

Giấy phép kinh doanh.

  • Giấy phép kinh doanh (hay còn được gọi là “giấy phép con”) là loại giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép các doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh khi đã đáp ứng các điều kiện ràng buộc.
  • Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tuy nhiên, nếu lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động đòi hỏi phải có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành thì sau khi có Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xin thêm Giấy phép kinh doanh ngành nghề đó thì mới được tiến hành tổ chức đi vào hoạt động.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận này thì chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.

Chứng chỉ hành nghề.

Chứng chỉ hành nghề là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.

Ví dụ như: 

  • Yêu cầu Giám đốc doanh nghiệp hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có Chứng chỉ hành nghề.
  • Yêu cầu Giám đốc và người khác phải có Chứng chỉ hành nghề: Giám đốc của doanh nghiệp. Và ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành trong doanh nghiệp phải có Chứng chỉ hành nghề.

Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh trong việc hành nghề chuyên môn.

Ngoài các điều kiện vừa nêu ra còn có thể có một số yêu cầu khác như văn bản xác nhận, phải lập dự án và được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp để bắt đầu kinh doanh,…Xử lý các hành vi không thực hiện Đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện

Quy dinh ve muc xu phat doi voi hanh vi vi pham ve dang ky nganh nghe co dieu kien
Chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm

Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 5, Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP skhi tiến hành kinh doanh ngành, nghề có điều kiện nhưng không thực hiện thủ tục ĐĂNG KÝ với cơ quan có thẩm quyền thì bị xử phạt với mức phạt như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với  Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định

Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành của nước ta, các hành vi kinh doanh trái phép như kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật phải có giấy phép sẽ không còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Nếu các bạn có điều chưa rõ hoặc bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn dịch vụ và hỗ trợ giải quyết kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!

Scores: 4.72 (21 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

8 thoughts on “Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì? Pháp luật quy định ra sao?

    • Vũ Viết Năng says:

      Kính chào Thanh Tuấn,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Kinh doanh quán cơm là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Trường hợp này bạn phải đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ gia đình và nếu bị kiểm tra mà không có giấy phép thì có thể bị xử phạt hành chính về các hành vi như không đăng ký kinh doanh, không đủ điều kiện kinh doanh những ngành nghề có điều kiện…
      – Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp hoặc có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline bên dưới.

  1. Phạm thị bình chung says:

    Chồng tôi là người chủ kinh doanh có điều kiện giờ bị khởi tố tôi xin lại giấy phép kinh doanh đứng tên tôi rồi làm lại giấy tờ có được không

    • Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

  2. Đại says:

    Gửi Quý Công ty,
    Cho tôi hỏi:
    1. Tôi có kế hoạch kinh doanh (thương mại) sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, sản phẩm này có chứa các thành phần hóa chất nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện. Vậy, nếu tôi làm thương mại và sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ (CO & CQ và các chứng nhận đạt chuẩn liên quan) rõ ràng thì có yêu cầu xin Giấy Phép KD có Điều kiện không? Nếu có, thì các yêu cầu để xin phép thì như thế nào?

    2. Có yêu cầu phải có Giấy phép (Xuất khẩu, nhập khẩu) sản phẩm này không?

    Chân thành cảm ơn!

  3. Hoàng Mai says:

    Gửi Quý công ty,
    Tôi có nhu cầu thành lập công ty và xin giấy phép con về quảng cáo thì chi tiết thủ tục và chi phí như thế nào ạ? Theo tôi biết thì cần phải xin giấy phép xác nhận nội dung quảng cáo tuy nhiên tôi chưa năm rõ được trình tự và thủ tục cũng như chi phí phát sinh. Mong Quý công ty có thể giải đáp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87