Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm những gì vốn đã được pháp luật về doanh nghiệp quy định. Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một trong các thủ tục chấm dứt sự tồn của một doanh nghiệp. Hay nói cách khác, giải thể doanh nghiệp là một cách chấm dứt hoạt động công ty một cách hợp pháp. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ thông tin chi tiết hơn cho quý bạn đọc về vấn đề này.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Mục Lục
Quy định chung về giải thể doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp, của Hội đồng thành viên, của Đại hội đồng cổ đông;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Căn cứ Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020 việc giải thể doanh nghiệp trong trường hợp kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ, theo Nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp, Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông hoặc công ty không đủ số lượng thành viên tối thiểu thì theo quy định sau đây:
- Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp.
- Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.
- Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp kèm theo phương án giải quyết nợ (nếu có).
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Trong thời hạn quy định, nếu không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan thì cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Theo Điều 210 Luật doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm:
- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).
Giải thể doanh nghiệp
Lưu ý đối với hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
- Lý do giải thể;
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
- Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác;
Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Dịch vụ Luật sư tư vấn
Vai trò luật sư trong việc giải thể doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của công ty, thủ tục xin giấy phép.
- Tư vấn, soạn thảo đơn từ theo quy định pháp luật.
- Nhận ủy quyền, trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan doanh nghiệp.
- Tư vấn, soạn thảo văn bản liên quan đến cơ chế nội bộ như văn bản lưu hành trong công ty, điều lệ, văn bản hợp tác giữa các phòng ban.
- Xây dựng cơ chế quản trị rủi ro và trực tiếp tham mưu cố vấn cho quản lý doanh nghiệp trong quá trình cung cấp dịch vụ
- Đảm bảo triệt tiêu những rủi ro pháp lý có thể sẽ xảy ra cho khách hàng nhằm giải quyết tối ưu quyền lợi khách hàng.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến nội dung công việc luật sư cần làm đối với hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm những gì. Trường hợp bạn đọc có khó khăn trong quá trình các thủ tục doanh nghiệp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP . Xin cảm ơn !
>>> Các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:
- Thủ Tục Giải Thể Công Ty Hợp Danh Theo Luật Doanh Nghiệp 2020
- Tìm Hiểu Chi Tiết Nhất Về Thủ Tục Giải Thể Doanh Nghiệp
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.