Doanh nghiệp có được nộp hồ sơ đăng ký giải thể khi chưa trả hết nợ?

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể khi không đủ khả năng tài chính duy trì hoạt động. Việc giải thể doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện và thực hiện đúng thủ tục luật định. Một trong số những điều kiện đó liên quan đến nợ của doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp có được nộp hồ sơ đăng ký giải thể  khi chưa trả hết nợ sẽ được Luật Long Phan PMT trình bày cụ thể trong bài viết này

Nộp hồ sơ đăng ký giải thể khi chưa trả hết nợNộp hồ sơ đăng ký giải thể khi chưa trả hết nợ

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có những trường hợp doanh nghiệp phải đối mặt với khó khăn và buộc phải giải thể. Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

  • Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
  • Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

Trong các trường hợp này, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành và thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan và tránh các rủi ro pháp lý.

>>Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp 

Điều kiện giải thể doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt hoạt động kinh doanh của một công ty, tổ chức. Căn cứ khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể giải thể khi đáp ứng được tất cả các điều kiện sau:

  • Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. (Chẳng hạn như lương của người lao động, nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội và khoản nợ đối với các đối tác làm ăn)
  • Doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa Án hoặc Trọng tài thương mại.

Trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán (mất khả năng thanh toán). Khi đó, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014.

Nếu các điều kiện trên được đáp ứng, doanh nghiệp có thể được giải thể một cách hợp pháp và kết thúc hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, việc giải thể doanh nghiệp cần được thực hiện một cách cẩn thận và có kế hoạch để tránh các vấn đề phát sinh.

Như vậy, khi doanh nghiệp chưa trả hết các khoản nợ thì không đáp ứng được điều kiện để giải thể.

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp

Quy trình giải thể doanh nghiệpQuy trình giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ giải thể

Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp và phân chia tài sản cho các bên liên quan. Do đó cần phải chuẩn bị thật kỹ càng hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo quy định tại Điều 210 Luật Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có).

>>Xem thêm: Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm những gì?

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Trong quá trình giải thể, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý để đảm bảo việc giải thể diễn ra đúng quy định pháp luật. Việc giải thể công ty trong trường hợp này sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Đăng ký giải thể công ty với Phòng đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua nghị quyết, quyết định giải thể quy định tại khoản 1 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ sau đây:

  • Nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 2: Doanh nghiệp thanh toán hết các khoản nợ.

Bước 3: Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng kinh doanh của công ty tại cơ quan đăng ký nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng kinh doanh.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể lên phòng đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gửi đơn đề nghị giải thể công ty đến cơ quan đăng ký có trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 210 Luật Doanh nghiệp 2020.

Sau khi nhận được hồ sơ thanh lý công ty, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin thanh lý công ty cho Cơ quan thuế.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được thông báo kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ đăng ký giải thể của doanh nghiệp và ý kiến phản đối bằng văn bản của bên có liên quan, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể, gửi thông tin về việc giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên.

Lưu ý: Trong thời hạn 180 ngày mà doanh nghiệp gửi thông báo về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh phải đăng tải thông báo và nghị quyết, quyết định về việc hủy bỏ nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và gửi thông tin huỷ bỏ nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp cho Cơ quan thuế.

Trên đây là trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục trên để tránh các rủi ro pháp lý và đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và nhân viên của mình.

>>Xem thêm: Hướng dẫn đòi nợ khi doanh nghiệp đã giải thể

Luật sư tư vấn hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp

Dịch vụ Luật sư tư vấn doanh nghiệpNghiep vụ Luật sư tư vấn doanh nghiệp

  • Soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết cho thủ tục giải thể doanh nghiệp
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về thủ tục giải thể doanh nghiệp
  • Đại diện khách hàng tiến hành các thủ tục cần thiết
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi giải thể doanh nghiệp

Như vậy, để có thể tiến hành thủ tục giải thể thì doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện luật định như đã đề cập. Có thể thấy quá trình giải thể doanh nghiệp cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực đến các nhân viên, đối tác và khách hàng của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình giải thể doanh nghiệp cần được thực hiện một cách cẩn thận và có kế hoạch để giảm thiểu tác động này. Trường hợp bạn đọc gặp khó khăn trong quá trình áp dụng các thủ tục doanh nghiệp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư doanh nghiệp, vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn.

Scores: 4.6 (59 votes)

Luật sư: Luật Sư Võ Tấn Lộc

Luật sư Võ Tấn Lộc- thành viên đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là luật sư thành viên tại công ty Luật Long Phan PMT. Với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và các dịch vu pháp lý khác, đồng thời trực tiếp tham gia tố tụng và thành công bảo vệ quyền lợi khách hàng trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ . Luôn lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!
o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87