Giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bằng Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC được quy định trong Luật Đầu tư 2020. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được, ngoài Tòa án các bên trong hợp đồng BCC có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Để tìm hiểu quy định pháp luật về nguyên tắc, điều kiện cũng như trình tự giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.
Tranh chấp hợp đồng BCC
Mục Lục
Quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bằng Trọng tài
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC thông qua Trọng tài thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội;
- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật;
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình;
- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Để tranh chấp hợp đồng BCC được giải quyết tại Trọng tài thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Các bên có thoả thuận trọng tài, có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp;
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;
- Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Cơ sở pháp lý: Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010
>>>Xem thêm: Các tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng Tài
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tại Trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bằng Trọng tài thương mại được tiến hành theo thủ tục sau:
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện và nộp đơn khởi kiện
Để khởi kiện yêu cầu Trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC nguyên đơn phải chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm các tài liệu sau:
- Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
- Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
- Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
- Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
- Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.
- Thoả thuận trọng tài giữa các bên tranh chấp;
- Bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.
Đối với trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn gửi đơn khởi kiện đến Trung tâm trọng tài. Còn đối với trường hợp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn gửi đơn khởi kiện cho bị đơn.
Cơ sở pháp lý: Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Bước 2: Thông báo đơn khởi kiện
Trường hợp không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan do nguyên đơn nộp.
Cơ sở pháp lý: Điều 31 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Bước 3: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ hoặc đơn kiện lại (nếu có)
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì bị đơn có thể gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, thời hạn này có thể được gia hạn;
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thì bị đơn có thể gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ thông tin của Trọng tài viên mà mình chọn, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo;
Bị đơn có quyền kiện lại nguyên đơn về những vấn đề có liên quan đến vụ tranh chấp. Trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài thì gửi đơn kiện lại đến Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, đơn kiện lại phải gửi cho Hội đồng trọng tài và nguyên đơn. Đơn kiện lại phải được nộp cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
Cơ sở pháp lý: Điều 35, Điều 36 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Bước 4: Thành lập Hội đồng trọng tài
Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Cơ sở pháp lý: Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Bước 5: Xem xét thỏa thuận trọng tài
Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài:
- Trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;
- Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
Cơ sở pháp lý: Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010
Bước 6: Mở phiên họp giải quyết tranh chấp
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định và giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
- Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
- Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Cơ sở pháp lý: Điều 54, Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Bước 7: Hội đồng trọng tài ra phán quyết
Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
Cơ sở pháp lý: Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có bắt buộc hòa giải?
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bằng Trọng tài
Soạn thảo hồ sơ khởi kiện và các tài liệu cần thiết
Luật sư thay mặt khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện và các đơn từ khác liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp gồm:
- Soạn thảo đơn khởi kiện và chuẩn bị các tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp;
- Soạn thảo bản tự bảo vệ trường hợp khách hàng là bị đơn;
- Soạn thảo đơn kiện lại cho khách hàng là bị đơn trong vụ tranh chấp;
- Soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền có hành vi vi phạm các quy định về tố tụng;
- Soạn thảo đơn kiến nghị, đơn đề nghị, đơn yêu cầu trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp;
- Soạn thảo các giấy tờ liên quan.
Tư vấn pháp lý trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp
Để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng kịp thời, nhanh chóng trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC, luật sư sẽ tư vấn pháp lý các vấn đề sau:
- Tư vấn điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Tư vấn và đánh giá các rủi ro trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài thương mại;
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
- Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
- Tư vấn nghĩa vụ nộp phí trọng tài khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
- Tư vấn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi kiện tại trọng tài;
- Thực hiện thủ tục khiếu nại, tố cáo (nếu có) trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
- Tư vấn các công việc phát sinh sau khi có phán quyết trọng tài;
- Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.
Tham gia làm việc trực tiếp tại trung tâm trọng tài
Luật sư sẽ đại diện khách hàng làm việc trực tiếp với trung tâm trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng:
- Đại diện theo ủy quyền của khách hàng tham gia phiên họp giải quyết tranh chấp;
- Chuẩn bị soạn thảo phương án bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
- Trình bày những yêu cầu, đưa ra tài liệu, chứng cứ làm cơ sở pháp lý cho việc yêu cầu;
- Tiến hành đặt câu hỏi, tranh luận tại phiên họp để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ tranh chấp, đưa ra quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Trên đây là một số công việc cơ bản tùy vào tính chất vụ việc và yêu cầu của khách hàng mà nội dung dịch vụ sẽ khác nhau.
>>>Xem thêm: Luật sư soạn thảo, tư vấn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Chi phí dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bằng Trọng Tài
Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bằng trọng tài không có mức phí cố định mà dựa vào các căn cứ sau chúng tôi sẽ xác định mức phí phù hợp nhất với khách hàng:
- Nội dung, tính chất của vụ tranh chấp;
- Yêu cầu của khách hàng;
- Thời gian, chi phí đầu tư công sức và kinh nghiệm của Luật sư.
Mức phí dịch vụ được ghi nhận trong hợp đồng hợp đồng dịch vụ pháp lý. Trong quá trình thực hiện công việc mà có phát sinh các vấn đề mới dẫn đến mức phí thay đổi thì sẽ được cập nhật bổ sung bằng phụ lục hợp đồng.
>>> Xem thêm: Phí trọng tài thương mại là bao nhiêu?
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC tại Trọng tài
Nếu bạn muốn quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC bằng trọng tài được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng trọng tài được cấp bởi đội ngũ luật sư tận tâm và nhiều kinh nghiệm của chúng tôi. Để được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề trên, mời quý độc giả liên hệ với Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại thông qua tổng đài: 1900.63.63.87.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.