Chia di sản thừa kế cho con dưới 18 tuổi là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm trong pháp luật dân sự. Người để lại di sản có con dưới 18 tuổi thì thủ tục để lại tài sản cho con, các loại giấy tờ, trình tự đứng tên theo quy định của pháp luật sẽ được Luật Long Phan hướng dẫn trong bài viết dưới đây.
Chia di sản thừa kế
Mục Lục
Quy định của pháp luật dân sự về chia di sản thừa kế
Theo Điều 609, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế, pháp luật công nhận hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc
Căn cứ điều 630 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc :
- Người lập di chúc phải từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi thì việc lập di chúc phải có sự đồng ý của cha mẹ, hoặc người giám hộ.
- Tình trạng sức khỏe minh mẫn, sáng suốt, không bị ràng buộc, lừa dối hay cưỡng ép về lý trí, hoàn toàn tự nguyện.
- Nội dung của di chúc không được trái đạo đức, trái pháp luật.
Hiện nay, pháp luật thừa nhận 02 loại di chúc: di chúc bằng văn bản và di chúc bằng miệng. Tuy nhiên mỗi loại cần đáp ứng đủ điều kiện luật định.
Thừa kế theo pháp luật
Quy định tại Điều 650 BLDS 2015, là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định gồm những trường hợp:
- Người có di sản không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người được thừa kế theo di chúc chết hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quyền thừa kế của con dưới 18 tuổi
Trường hợp nào con được chia thừa kế khi chưa đủ 18 tuổi
Quyền thừa kế
Theo quy định, quyền được hưởng di sản là quyền của người thừa kế, trừ trường hợp người thừa kế làm thủ tục từ chối di sản, hoặc các trường hợp khác theo quy định.
Tuy nhiên, theo quy định Điều 644 BLDS 2015, người thừa kế là con chưa thành niên của người để lại di sản thì quyền hưởng thừa kế là quyền đương nhiên, không phụ thuộc vào việc có hay không di chúc.Về nguyên tắc, đây được xem là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Nguyên tắc chia di sản thừa kế đối với con chưa đủ 18 tuổi
Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật:
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật thì con chưa đủ 18 tuổi được chia ở hàng thứ nhất, ngang hàng với vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người có di sản. Những người cùng hàng thì được chia phần di sản bằng nhau.
- Pháp luật không có sự phân biệt giữa con thành niên hay chưa thành niên đều được hưởng di sản thừa kế của người chết có di sản để lại.
Di sản cho con dưới 18 tuổi do ai quản lý?
Theo Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên:
- Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
- Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
>>> Xem thêm: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN RIÊNG CỦA CON CHƯA THÀNH NIÊN
Nhưng trường hợp con đang được người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc người tặng cho tài sản hay để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho con đã chỉ định người khác quản lý di sản đó thì việc quản lý dựa vào:
- Di sản cho con chưa đủ mười lăm tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 55 BLDS 2015 do người giám hộ quản lý;
- Từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi thì thuộc sự quản lý của người giám hộ.
Chia di sản cho con chưa thành niên
Lưu ý khi chia di sản thừa kế cho con chưa đủ tuổi vị thành niên
- Cần xác định con chưa thành niên là người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được hưởng hai phần ba của phần di sản được thừa kế theo pháp luật.
- Xác định chính xác con chưa thành niên có thuộc trường hợp từ chối nhận di sản; không được quyền hưởng di sản; bị truất quyền thừa kế hay không.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết liên quan đến quy định của pháp luật chia di sản đối với con chưa thành niên. Nếu như quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào xoay quanh di chúc miệng và lĩnh vực luật Dân sự, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Tôi 42 tuổi, có 2 con (1 trai 1 gái) và đang mang thai con gái thứ 3. Để đề phòng bất trắc tôi muốn lập di chúc cho con mà không muốn cho chồng (vẫn chung sống với chồng). Hai con tôi một đứa 16t, một đứa 14t. Tôi muốn sau này có một chút cho con khi con trưởng thành độc lập rồi thì có ít vốn làm ăn. Vậy tôi phải lập di chúc như thế nào ạ? Nếu cần người giám hộ thì đó có thể là chị gái tôi và gia đình bên ngoại.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
: Anh Nguyễn Văn A trước khi kết hôn có một mảng đất trị giá 700tr ở quận 9. Năm 1987 anh A kết hôn với chị B và sinh được 3 người con là M, N, Q ( trong đó M đã kết hôn với X và sinh được 2 người con là T, V), N và Q đều chưa thành niên. Trong quá trình chung sống vợ chồng anh chị A và B có một căn nhà ở quận 2 trị giá 2 tỷ đồng. Anh A viết di chúc để lại tài sản của mình cho cô H.
Hỏi
1) Hãy chia di sản trong bài tập trên khi anh A chết? (xác định rõ người hưởng và số di sản được hưởng cụ thể là bao nhiêu).
2) Giả sử anh A và M chết cùng thời điểm thì di sản được chia như thế nào ( trường hợp này anh A không có di chúc).
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Chào ạ !
Cho em hỏi Ba em vừa mất vài tháng
Ông nội và bà nội em đều mất trc ba em ; ông bà nội em có 10 người con ( một người đã mất và không có gia đình ) ông bà nội em có 2 công đất và 2 căn nhà nhưng không để lại di chúc vậy em là con của ba em ; em có được hưởng thay phần di sản của cha em không ạ .
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Con gái tôi đứng tên sổ đỏ một mảnh đất ở ngoại thàng Hà Nội do chúng tôi cho tặng năm 2017. Cách đây không lâu, con chúng tôi đột ngột qua đời do bệnh hiểm nghèo và để lại hai cháu nhỏ dưới 15 tuổi. Nay chúng tôi muốn mảnh đất đó mang tên hai cháu ngoại của tôi có được không và thủ tục cần phải làm thế nào?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Chồng tôi và em chồng tôi đồng sở hữu 1 căn nhà do được mẹ chồng tôi cho tặng.
Giờ chồng tôi lập di chúc có muốn nhờ em chồng tôi là người giám hộ tài sản ( trong trường hợp chồng tôi chết khi 2 con tôi chưa đủ 18 tuổi ) có được không ạ? Nhờ luật sư tư vấn giúp . Tôi cảm ơn nhiều.
Luật Long Phan PMT đã nhận được vấn đề cần giải đáp của Quý khách hàng và chúng sẽ liên để tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn
Hộ gia đình: ông A có 2 vợ là bà B( chết năm 2019) và bà C:( trong đó Bà B sinh được 03 người con gồm ông B1(chết năm 2008), ông B2( chết năm 2015) và bà B3) và bà C cũng sinh được 03 người con gồm ông C1, bà C2, ông C3
– năm 1993 được nhà nước chia ruộng cho hộ ông A và đến năm 1999 hộ ông A tách đất nông nghiệp thành 02 giấy chứng nhận QSD đất:
1 giấy mang tên ông A đến năm 2003 thì ông A chết và 1 giấy mang tên ông B1( sinh năm 1972), và ông B1 không có vợ và có con, còn ông B2 có vợ và có 2 con( 2 con chưa đủ 18 tuổi), bà B3 đi lấy chồng xa.
vậy bây giờ thủ tục làm thừa kế như thế nào?
Luật Long Phan PMT cảm ơn Quý khách đã đặt câu hỏi. Chúng tôi sẽ liên hệ và hỗ trợ quý khách hàng sớm nhất