Các biện pháp khắc phục khi có vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng

Các biện pháp khắc phục khi có vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Việc giao kết và thực hiện hợp đồng chính là cách thức cơ bản để các chủ thể thực hiện có hiệu quả các hoạt động trong đời sống. Trên thực tế, không ít trường hợp vì vi phạm hợp đồng về nội dung giao kết đã khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được và gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Trong bài viết này, Luật Long Phan trình bày những biện pháp khắc phục vi phạm hợp đồng để Quý bạn đọc hiểu rõ hơn.

vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là gì?

Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật.

Phân loại vi phạm hợp đồng

Vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết

  • Không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng cho bên kia.
  • Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
  • Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng.

>>>Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Nhà Thầu Vi Phạm Hợp Đồng Không Bàn Giao Mặt Bằng Đúng Hạn

Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng

  • Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng, chủ thể.
  • Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức của hợp đồng đã được pháp luật quy định.
  • Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm.
  • Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
  • Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực.

iện pháp khắc phục khi có vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng

Biện pháp khắc phục khi có vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng

>>>Xem thêm: Cách Tính Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng

Biện pháp khắc phục khi có vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng

Phạt vi phạm hợp đồng

Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thỏa thuận phạt vi phạm như sau:

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

  • Việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồngđối với bên vi phạm.
  • Việc phạt vi phạm được giải quyết bằng việc nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm hợp đồng có thể cao hoặc thấp phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Tuy nhiên, cần lưu ý Điều 301 Luật Thương mại 2005 có quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt vi phạm hợp đồng đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai.

Bồi thường thiệt hại

>>>Xem thêm: Cách Xác Định Thiệt Hại Khi Đối Tác Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại

Bồi thường thiệt hại

Ngoài phạt vi phạm hợp đồng, khi có thiệt hại phát sinh từ hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị thiệt hại còn có thể yêu cầu bên vi phạm gây ra thiệt hại bồi thường thiệt hại.

Điều 419 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng như sau:

  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân Sự 2015.
  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 419, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015 thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ, trừ các trường hợp sau:

  • Do các bên chủ thể thỏa thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  • Thiệt hại gây ra không do lỗi của bên gây thiệt hại mà là do lỗi của bên bị thiệt hại.
  • Thiệt hại xảy ra do sự kiện bất khả kháng.

Nếu như phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trước, đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thiệt hại của người có quyền bao gồm cả thiệt hại về vật chất (xác định dựa trên các tổn thất thực tế) và tổn thất về tinh thần (Tòa án xác định trên căn cứ nội dung vụ việc).

Đồng thời, người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng.

Trên đây là phần giải đáp của chúng tôi về vấn đề vi phạm hợp đồng và biện pháp khắc phục khi có vi phạm hợp đồng. Bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ LUẬT SƯ HỢP ĐỒNG qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG hỗ trợ.

Scores: 5 (55 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87