Bồi thường thiệt hại khi ô tô bị thủy kích

Bồi thường thiệt hại khi ô tô bị thủy kích là trách nhiệm bồi thường được nhiều người quan tâm. Việc không nắm rõ được quy định pháp luật về phạm vi trách nhiệm và phương án giải quyết khi gặp tình huống trên làm nhiều chủ phương tiện gặp khó khăn. Trong bài viết này, Luật Long Phan sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin cần thiết khi ô tô bị thủy kích.

Ô tô bị thủy kích

Ô tô bị thủy kích

Ô tô bị thủy kích là gì?

Thủy kích là hiện tượng xe bị hư hỏng khi đi vào vùng ngập nước, có hai trường hợp gây ra thủy kích

  • Trường hợp thứ nhất, xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước dẫn đến nước tràn vào động cơ và khiến xe bị hư hỏng.
  • Trường hợp thứ hai, xe đang nổ máy và chạy vào vùng ngập nước làm cho xe bị tắt máy, người lái xe cố tình khởi động lại xe khiến nước tràn vào động cơ và khiến xe bị hư hỏng.

Bảo hiểm thủy kích cho xe ô tô quy định điều kiện như thế nào?

Điều kiện quy định trong bảo hiểm thủy kích trong xe ô tô tùy từng vào doanh nghiệp bảo hiểm mà có những quy định khác nhau, tuy nhiên sẽ có các quy định về yêu cầu người được bảo hiểm phải thực hiện việc bảo đảm an toàn cho xe khi đi qua vùng ngập nước, như:

  • Mức nước an toàn cảnh báo là dưới 25cm, không vượt qua tâm bánh xe, ở trên mức độ đó thì bạn không nên đi qua.
  • Nếu xe bị tắt máy giữa vùng nước ngập, tuyệt đối không tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khóa điện, đẩy xe đến vị trí cao và gọi cứu hộ.

Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm

Theo quy định tại Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm là điều khoản quy định những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường hoặc không phải trả tiền khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Pháp luật quy định điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm phải được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng.

Xác định lỗi cố ý hay vô ý trong bảo hiểm thủy kích đúng luật

Lỗi cố ý theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Dân sự 2015  là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn để cho thiệt hại xảy ra.

Theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Dân sự 2015 thì lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Bồi thường thiệt hại do ô tô bị thủy kích

Khi xảy ra hiện tượng thủy kích, người được bảo hiểm cần liên hệ ngay với doanh nghiệp bảo hiểm để được hỗ trợ về hướng giải quyết, cách xử lý và doanh nghiệp bảo hiểm giám định theo quy định tại Điều 48 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019 để bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại do bị tai nạn giao thông

Xử lý khi ô tô bị thủy kích

Xử lý khi ô tô bị thủy kích

Khi nào phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm phát sinh bồi thường thiệt hại phát sinh khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và một trong các trường hợp quy định tại Điều 15 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019, cụ thể là:

  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua đóng đủ phí bảo hiểm
  • Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm
  • Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm

Mức bồi thường thiệt hại

Căn cứ vào Điều 46 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010 sửa đổi bổ sung 2019, mức bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm dựa trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức thiệt hại thực tế. Tuy nhiên, số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm trong hợp đồng.

Ngoài khoản tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm

Cần làm gì khi không được bồi thường thiệt hại khi ô tô bị thủy kích đúng luật?

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị bồi thường thiệt hại

Khi đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng bảo hiểm nhưng không được bồi thường thiệt hại một cách thỏa đáng, người được bảo hiểm có thể khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của mình. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm có thời hạn là 03 năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp.

Thủ tục để khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Quy trình để khởi kiện doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các bước sau:

  • Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền
  • Bổ sung đơn khởi kiện nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung
  • Nếu vụ án được thụ lý Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý đến các bên có liên quan
  • Tiến hành hòa giải giữa các bên
  • Nếu hòa giải không thành sẽ có quyết định đưa vụ án ra xét xử

Trên đây là các quy định của pháp luật để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xảy ra thủy kích. Để đảm bảo quyền lợi của mình khi xảy ra sự kiện thủy kích, quý khách hãy liên hệ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật dân sự kịp thời và chính xác nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (39 votes)

Luật sư: Thạc Sĩ - Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Thạc Sĩ – Luật Sư Phan Mạnh Thăng thành viên đoàn luật sư Tp.HCM. Founder Công ty luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn giải quyết các vấn đề về đất đai, hợp đồng thương mại ổn thỏa và nhanh nhất. Với 7 năm kinh nghiệm của mình đã giải quyết thành công nhiều yêu cầu pháp lý của khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Hotline: 1900.63.63.87