Khi thực hiện hợp đồng vận chuyển, việc xác định đáp án cho câu hỏi bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng trách nhiệm bồi thường ai chịu rất quan trọng. Bởi hợp đồng vận chuyển đòi hỏi trách nhiệm cao từ cả bên vận chuyển và bên nhận và một khi xảy ra thiệt hại thì vấn đề bồi thường cũng rất lớn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho Quý khách những thông tin nhằm giải đáp câu hỏi bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng trách nhiệm bồi thường ai chịu.
Bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng trách nhiệm bồi thường ai chịu
Mục Lục
Quy định về hợp đồng vận chuyển
Điều 530 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vận chuyển như sau:
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
Như vậy, hợp đồng vận chuyển tài sản mang đặc trưng của những hợp đồng dân sự (đây là hợp đồng song vụ), đó là việc tự nguyện, tự do và bình đẳng của các bên trong khi xác lập một giao dịch dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận hợp đồng vận chuyển tài sản có thể được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể tại Điều 536.
Lệnh giao hàng là gì?
Lệnh giao hàng là một chứng từ do đại lý vận chuyển phát hành, để đổi lấy:
- Một hoặc tất cả vận đơn gốc (Bill of Lading) được xác nhận hợp lệ hoặc Bảo lãnh ngân hàng (Bank Guarantee) được ủy quyền và phát hành hợp lệ (nếu vận đơn gốc bị mất).
- Một sự xác nhận qua Điện giao hàng (Telex Release) từ cảng đang xử lý hoặc Vận đơn điện giao hàng (Surrender Bill) đã xác minh của một hoặc tất cả các vận đơn gốc được phát hành cho lô hàng.
- Bản sao Giấy gửi hàng đường biển (Seaway Bill) được phát hành.
Và được giao lại hàng cho người nhận hàng hợp pháp được đề cập trong vận đơn.
Chỉ với Lệnh giao hàng này, người nhận hàng có thể thông quan hàng hóa với hải quan và nhận hàng từ cảng, bến, kho hoặc bất cứ nơi nào hàng hóa được lưu giữ.
Lệnh Giao hàng do đại lý vận chuyển hàng hóa trực tiếp phát hành nếu họ có văn phòng riêng tại điểm đến hoặc do đại lý được ủy quyền của họ thay mặt cho người vận chuyển chính.
Quy định về vận đơn
Khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định một loại chứng từ có thể đảm bảo hợp đồng vận chuyển tài sản, đó chính là “vận đơn” hoặc “chứng từ vận chuyển”, cụ thể như sau:
Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.
Tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật Hàng hải năm 2015 về Chứng từ vận chuyển quy định:
Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Đồng thời, khoản 1 Điều 129 Luật Hàng không dân dụng năm 2006 về Vận đơn hàng không và biên lai hàng hóa quy định:
Vận đơn hàng không là chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng.
Như vậy, vận đơn là một thuật ngữ được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung đều xác định vận đơn là chứng từ vận chuyển.
Bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng
Trách nhiệm bồi thường khi bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng
Trường hợp bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại
Nếu bên vận chuyển không phát Lệnh giao hàng, người nhận hàng không thể thông quan hàng hóa với hải quan và nhận hàng từ cảng, bến, kho hoặc bất cứ nơi nào hàng hóa được lưu giữ. Do đó, hàng hóa có thể bị hư hỏng, tổn thất; phát sinh các chi phí lưu công-te-nơ, lưu bãi cũng như các khoản chi phí khác…
Bên vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại khi việc không phát lệnh giao hàng hoàn toàn do lỗi của bên vận chuyển. Lỗi này có thể xác định trong các trường hợp như:
- Bên nhận hàng đã nhiều lần gửi văn bản yêu cầu bên vận chuyển phát Lệnh giao hàng nhưng không được chấp nhận;
- Việc không phát lệnh vận chuyển không thuộc các trường hợp được miễn trừ nghĩa vụ như sự kiện bất khả kháng, hoàn cảnh thay đổi cơ bản…
Trường hợp các bên chịu trách nhiệm bồi thường do lỗi của mình
Bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng không do lỗi của bên vận chuyển hoặc không hoàn toàn do lỗi của mình mà bên nhận hàng cũng có lỗi. Trường hợp này có thể xác định như sau:
- Bên vận chuyển đã gửi Giấy báo tàu đến cho bên nhận hàng. Sau khi có Giấy báo nêu trên, bên vận chuyển gửi yêu cầu bên nhận hàng mang đủ chứng từ theo quy định để lấy Lệnh giao hàng nhưng do bên nhận hàng không xuất trình vận đơn gốc, không thanh toán cước phí vận tải theo điều kiện của vận đơn và yêu cầu của bên gửi hàng nên bên vận chuyển không phát Lệnh giao hàng. Khi đó, bên vận chuyển không có lỗi nên không chịu trách nhiệm bồi thường;
- Hoặc xảy ra các sự kiện bất khả kháng theo Điều 156, hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Điều 420 Bộ luật Dân sự năm 2015… thì không chịu trách nhiệm bồi thường;
- Bên vận chuyển đã giữ hàng, nhưng do sai sót mà xác định bên nhận hàng không không có đủ vận đơn gốc nên không phát Lệnh giao hàng, trong khi bên nhận hàng có đầy đủ vận đơn gốc. Bên nhận hàng không thực hiện nghĩa vụ thanh toán cước vận chuyển hàng hóa theo vận đơn để bên vận chuyển làm thủ tục phát lệnh giao hàng. Do vậy, trường hợp này, cả hai bên đều có lỗi trong việc chậm giao nhận hàng và cùng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại…
Cơ sở pháp lý: Điều 363 Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật sư tư vấn về vấn đề bồi thường trong hợp đồng vận chuyển
Luật sư tư vấn về vấn đề bồi thường trong hợp đồng vận chuyển
- Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc bồi thường trong hợp đồng vận chuyển;
- Tư vấn, chuẩn bị, liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển ;
- Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin về bồi thường trong hợp đồng vận chuyển ;
- Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, tòa án, thi hành án để bảo vệ cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;
- Tham gia vào quá trình tố tụng khi khởi kiện đối tác chậm thanh toán với tư cách người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc đại diện theo ủy quyền,..
- Tư vấn và thực hiện các công việc trong quá trình tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích khách hàng: thu thập tài liệu chứng cứ, tranh luận tại phiên tòa, soạn thảo đơn từ tố tụng,….
Trên đây là bài viết về “Bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng trách nhiệm bồi thường ai chịu”. Nếu có vấn đề nào liên quan đến trách nhiệm bồi thường do bên vận chuyển không phát lệnh giao hàng hay các vấn đề pháp lý liên quan đến việc hợp đồng vận chuyển tài sản cần hỗ trợ, Quý khách vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.63.63.87, Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.