Lãi suất chậm trả lương là khoản tiền phát sinh khi người sử dụng lao động vi phạm thời hạn trả lương theo hợp đồng. Việc nắm rõ cách tính lãi suất và quy định pháp luật giúp người lao động bảo vệ quyền lợi chính đáng. Bài viết dưới đây của Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp thông tin chi tiết quy định về lãi suất chậm trả lương và các vấn đề khác có liên quan.

Quy định mới về lãi suất chậm trả lương cho người lao động
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu công ty trả lương không đúng thời hạn, công ty phải trả đủ tiền lương và khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho người lao động. Mức lãi suất được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Trường hợp công ty chậm trả lương, công ty có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền tùy thuộc vào số người lao động bị trả lương không đúng hạn.
>>> Xem thêm: Quy định về lãi suất tính tiền do chậm trả lương cho người
Cách tính tiền lãi do chậm trả lương cho người lao động
Để tính tiền lãi chậm trả lương, Quý khách áp dụng công thức sau:
Số tiền lãi = Số tiền lương chậm trả x Lãi suất (%/năm) x Số ngày chậm trả/360
Lãi suất được sử dụng là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt người sử dụng lao động chậm trả lương.

Người lao động cần làm gì khi công ty không trả lãi chậm trả lương
Khi công ty không trả lãi chậm trả lương, người lao động có thể thực hiện các cách sau để bảo vệ quyền lợi:
Gửi yêu cầu trực tiếp đến công ty yêu cầu giải quyết tiền lương
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của các bên, do đó, mọi vấn đề phát sinh trong trong quan hệ lao động đều có thể giải quyết bằng thỏa thuận. Người lao động nên trình bày vấn đề với ban lãnh đạo công ty, đưa ra các bằng chứng về việc chậm lương và yêu cầu công ty giải quyết. Đây là cách giải quyết nhanh chóng và ít tốn kém nhất nếu hai bên đạt được thỏa thuận chung.
Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Nội vụ
Nếu khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó, ngươi lao động có thể khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Nội vụ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết.
Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
- Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó, Quý khách hàng có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động
Người lao động có thể yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp trong thời hiệu 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm theo khoản 1 Điều 190 Bộ luật Lao động 2019 (BLLĐ 2019).
Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Tại phiên họp hòa giải, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết. Nếu không thỏa thuận được, người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động
- Phương án này được thực hiện sau khi đã qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động và chỉ áp dụng khi cả hai bên đồng ý lựa chọn (Điều 189 BLLĐ 2019).
- Thời hiệu yêu cầu là 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm.
- Trong quá trình giải quyết tại Hội đồng trọng tài lao động, người lao động không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập.
- Nếu một bên không thi hành quyết định của Ban trọng tài lao động, bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Khởi kiện tại Tòa án
- Tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động trước khi khởi kiện tại Tòa án (khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019).
- Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm ( khoản 3 Điều 190 BLLĐ 2019).
- Người lao động gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
>>> Xem thêm: Thủ tục tố cáo doanh nghiệp chậm trả lương
Dịch vụ tư vấn lãi suất chậm trả lương cho người lao động
Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp về lãi suất chậm trả lương. Dịch vụ của Chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn các quy định mới về lãi chậm trả lương;
- Tư vấn mức lãi suất áp dụng khi công ty chậm trả lương;
- Hướng dẫn cách tính tiền lãi chậm trả lương;
- Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp chậm trả lương và lãi suất;
- Tư vấn, hỗ trợ thu thập các tài liệu chứng cứ chúng minh;
- Soạn thảo đơn tư và các văn bản có liên quan;
- Tư vấn, hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp;
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng;
- Tư vấn và giải đáp các vấn đề khác có liên quan.

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến lãi suất chậm trả lương
Dưới đây là các câu hỏi thường gặp liên quan đến tiền lãi chậm trả lương mà Quý khách hàng có thể tham khảo:
Lãi suất chậm trả lương được tính như thế nào trong trường hợp trả lương theo tuần hoặc theo ngày?
Công thức tính lãi suất vẫn tương tự, nhưng số tiền lương chậm trả sẽ được tính dựa trên số tiền lương của tuần hoặc ngày bị chậm.
Người lao động có cần chứng minh việc công ty chậm trả lương hay không?
Có. Người lao động cần thu thập các bằng chứng như bảng lương, tin nhắn, email hoặc các văn bản khác để chứng minh việc công ty chậm trả lương.
Nếu công ty phá sản hoặc giải thể, người lao động có được nhận tiền lãi chậm trả lương không?
Trong trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể, người lao động sẽ được ưu tiên thanh toán tiền lương và các khoản nợ khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Có trường hợp nào người sử dụng lao động được miễn trừ trách nhiệm trả lãi chậm trả lương không?
Có, trong trường hợp bất khả kháng, ví dụ như thiên tai, hỏa hoạn, hoặc các sự kiện không thể lường trước khác, người sử dụng lao động có thể được miễn trừ trách nhiệm.
Người lao động có thể ủy quyền cho người khác thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện không?
Có, người lao động có thể ủy quyền cho luật sư hoặc người đại diện hợp pháp để thực hiện các thủ tục khiếu nại hoặc khởi kiện.
Nếu người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ, họ có được hưởng lãi chậm trả lương không?
Có, người lao động làm việc theo hợp đồng thời vụ cũng có quyền được hưởng lãi chậm trả lương nếu công ty vi phạm thời hạn trả lương.
Kết luận
Việc người sử dụng lao động chậm trễ trong việc thanh toán lương cho người lao động không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến uy tín. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ ngay với Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tags: Bộ luật Lao động, giải quyết tranh chấp lao động, Hòa giải lao động, Khởi kiện tại Tòa án, Lãi suất chậm trả lương, Quyền lợi người lao động, Tiền lương người lao động, Tư vấn pháp luật lao động, Xử phạt vi phạm hành chính
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.