Luật sư tư vấn khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa án

Tư vấn khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa án giúp người lao động bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Tranh chấp lao động thường phát sinh khi hai bên không thể tự giải quyết bất đồng. Khởi kiện vụ án lao động tại tòa án đòi hỏi chuẩn bị hồ sơ và tuân thủ thời hiệu quy định. Luật sư chuyên nghiệp hướng dẫn thân chủ về thẩm quyền giải quyết và mẫu đơn khởi kiện. Dịch vụ tư vấn pháp lý chất lượng giúp doanh nghiệp và cá nhân giải quyết hiệu quả vụ việc.

Khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa án

Khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa án

Các loại tranh chấp lao động phổ biến

Căn cứ Điều 179 Bộ luật Lao động 2019, các loại tranh chấp lao động phổ biến gồm:

  1. Tranh chấp lao động cá nhân
  • Tranh chấp về tiền lương, tiền thưởng
  • Tranh chấp về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi
  • Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng lao động
  • Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, y tế
  • Tranh chấp về kỷ luật lao động
  1. Tranh chấp lao động tập thể về quyền
  • Tranh chấp về thực hiện thỏa ước lao động tập thể
  • Tranh chấp về thực hiện nội quy lao động
  • Tranh chấp về hiểu và thực hiện pháp luật lao động
  1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
  • Tranh chấp trong quá trình thương lượng tập thể
  • Tranh chấp khi một bên từ chối thương lượng

Các loại tranh chấp này xảy ra giữa người lao động, tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc tổ chức của người sử dụng lao động.

Quy trình khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa án

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với vụ án lao động

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động theo Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Đối với tranh chấp lao động cá nhân, Tòa án giải quyết khi hòa giải không thành hoặc không thực hiện đúng kết quả hòa giải. Một số tranh chấp không bắt buộc hòa giải bao gồm:

  • Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
  • Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng
  • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động
  • Tranh chấp về bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài
  • Tranh chấp giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại

Về tranh chấp tập thể, Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền sau khi hòa giải theo Điều 191 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, Tòa án không có thẩm quyền đối với tranh chấp tập thể về lợi ích.

Theo Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án cấp huyện xét xử sơ thẩm các vụ án lao động. Tòa án cấp tỉnh xét xử phúc thẩm và sơ thẩm một số vụ việc đặc biệt theo Điều 37.

Thẩm quyền theo lãnh thổ, Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc đối với cá nhân. Trường hợp bị đơn là cơ quan, tổ chức thì Tòa án nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết. Các bên có thể thỏa thuận chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc.

>>>Xem thêm: Tranh chấp lao động nào bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải cơ sở

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp lao động gồm:

  • Đơn khởi kiện theo Mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Bản sao CCCD người khởi kiện
  • Giấy ủy quyền (nếu có)
  • Chứng cứ về quan hệ lao động: Hợp đồng lao động, Quyết định tuyển dụng, Sổ bảo hiểm xã hội…
  • Chứng cứ liên quan tranh chấp: Quyết định sa thải, kỷ luật, bảng lương, bảng chấm công, biên bản họp, thỏa thuận
  • Tài liệu về thủ tục hòa giải: Biên bản hòa giải tại cơ sở, Quyết định của Hội đồng trọng tài lao động (nếu có)
  • Tài liệu khác: Quy chế, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể

Hồ sơ khởi kiện phải được chuẩn bị và soạn thảo theo đúng quy định tại Điều 189, 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Người khởi kiện  phải nộp bản chính hoặc bản sao có công chứng hồ sơ khởi kiện. Tòa án có thể yêu cầu bổ sung theo Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với các tài liệu chưa cung cấp hoặc cung cấp chưa đúng theo quy định.

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện vụ án lao động

Mẫu số 23-DS trong Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn chi tiết cách viết đơn khởi kiện vụ án lao động. Văn bản này cung cấp mẫu đơn chuẩn và các lưu ý quan trọng khi soạn thảo. Người lao động cần tham khảo kỹ hướng dẫn này để đảm bảo đơn khởi kiện đáp ứng yêu cầu pháp lý.

  1. Thông tin cơ bản:
  • Ghi rõ địa điểm, ngày tháng làm đơn
  • Nêu tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết
  1. Thông tin các bên:
  • Người khởi kiện: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại
  • Người bị kiện: Tên công ty/cá nhân, địa chỉ
  1. Nội dung đơn:
  • Mô tả ngắn gọn quan hệ lao động giữa các bên
  • Nêu rõ vấn đề tranh chấp lao động
  • Trình bày yêu cầu khởi kiện cụ thể
  1. Căn cứ pháp lý:
  • Viện dẫn điều khoản Bộ luật Lao động 2019
  • Nêu quy định liên quan trong hợp đồng lao động
  1. Tài liệu kèm theo:
  • Liệt kê đầy đủ giấy tờ, chứng cứ
  • Đánh số thứ tự từng tài liệu
  1. Kết thúc đơn:
  • Ký tên, ghi rõ họ tên người khởi kiện
  • Nếu là tổ chức, ký tên và đóng dấu

Lưu ý:

  • Sử dụng ngôn ngữ chính xác, khách quan.
  • Trình bày rõ ràng, mạch lạc từng vấn đề.
  • Kiểm tra kỹ lỗi chính tả, ngữ pháp.

Người lao động có thể nộp đơn trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến tại một số Tòa án. Viết đơn khởi kiện đúng quy định sẽ bảo vệ quyền lợi hiệu quả.

>>> Tải Mẫu đơn khởi kiện: Mẫu 23-DS

Thủ tục giải quyết

Thủ tục khởi kiện được quy định cụ thể tại Phần II Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Người khởi kiện cần theo dõi và thực hiện theo đúng các trình tự sau đây;

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện. Người khởi kiện nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền.
  2. Bước 2: Phân công Thẩm phán

Trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét đơn. Thẩm phán có 5 ngày để quyết định: yêu cầu sửa đơn, thụ lý vụ án, chuyển Tòa án khác, hoặc trả lại đơn.

  1. Bước 3: Thụ lý vụ án

Thẩm phán thông báo nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp trong 7 ngày. Thẩm phán thụ lý khi nhận biên lai. Trừ trường hợp được miễn tạm ứng án phí.

  1. Bước 4: Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Tòa án tổ chức hòa giải. Các bên tự nguyện thỏa thuận. Nội dung thỏa thuận không vi phạm pháp luật, đạo đức. Trừ trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được.

  1. Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Tòa án có 2 tháng chuẩn bị. Thu thập chứng cứ, lấy lời khai. Trưng cầu giám định nếu cần. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn. Tuy nhiên, thời gian gia hạn không quá 1 tháng.

  1. Bước 6: Xét xử sơ thẩm

Tòa án mở phiên tòa công khai. Hội đồng xét xử gồm 1 Thẩm phán và 2 Hội thẩm. Trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn. Tại phiên tòa các bên trình bày, tranh luận để bảo vệ quyền lợi của mình.

>>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện đòi tiền lương nợ khi không ký hợp đồng lao động

Tranh chấp lao động tại Tòa án

Tranh chấp lao động tại Tòa án

Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động

Người khởi kiện phải xem xét về thời hiệu khởi kiện khi thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án. Khi hết thời hiệu khởi kiện và có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một trong các bên, Tòa án sẽ xem xét không thụ lý hồ sơ khởi kiện. Theo Điều 190, 194 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu khởi kiện tranh chấp lao động được quy định như sau:

  1. Tranh chấp lao động cá nhân:
  • Thời hiệu: 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm.
  • Tình từ: Ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm.
  1. Tranh chấp lao động tập thể về quyền:
  • Thời hiệu: 01 năm
  • Tính từ: từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền hợp pháp của mình bị vi phạm.
  1. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không thể khởi kiện. Khi đó, thời gian có sự kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Lưu ý: Thời hiệu áp dụng cho yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Các bên cần tuân thủ thời hiệu để bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Chứng cứ và cách thu thập chứng cứ

Một số lưu ý khi thu thập chứng cứ vụ tranh chấp lao động:

  • Thu thập đúng luật: Tuân thủ quy định pháp luật và không vi phạm quyền riêng tư
  • Chọn chứng cứ gốc. Ưu tiên tài liệu gốc hoặc bản sao công chứng. Vật chứng phải là đồ vật gốc liên quan vụ việc.
  • Xác minh nguồn gốc. Tài liệu nghe nhìn cần giấy xác nhận nguồn gốc. Email, tin nhắn cần chữ ký số hợp lệ
  • Ghi chép kỹ lưỡng. Ghi âm, ghi hình hoặc viết biên bản lời khai.
  • Chọn chứng cứ liên quan. Chứng cứ phải liên quan trực tiếp đến vụ việc. Bỏ thông tin không cần thiết
  • Thu thập đa dạng
  • Kết hợp nhiều loại: giấy tờ, lời khai, vật chứng
  • Nhiều chứng cứ cùng chứng minh một việc sẽ đáng tin hơn
  • Bảo quản cẩn thận. Giữ chứng cứ nguyên vẹn. Tránh làm hỏng hoặc mất chứng cứ

Án phí

Án phí tranh chấp lao động là khoản tiền đương sự phải nộp khi giải quyết vụ án tại tòa. Mức án phí được quy định cụ thể trong Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Tranh chấp lao động không có giá ngạch: Án phí 300.000 đồng.

Tranh chấp lao động có giá ngạch:

  • Giá trị tranh chấp từ 6 triệu đến 400 triệu: Án phí 3% giá trị tranh chấp, tối thiểu 300.000 đồng.
  • Giá trị tranh chấp từ 400 triệu đến 2 tỷ: Án phí 12 triệu + 2% phần giá trị tranh chấp vượt 400 triệu.
  • Giá trị tranh chấp trên 2 tỷ: Án phí 44 triệu + 0,1% phần giá trị tranh chấp vượt 2 tỷ.

Người lao động được miễn án phí trong trường hợp thuộc điểm a khoản 1 Điều 12 Quyết nghị ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Cụ thể là khi khởi kiện:

  • Đòi tiền lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội.
  • Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Giải quyết bồi thường thiệt hại do sa thải trái luật cũng thuộc diện miễn án phí.

Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động. Nó tạo điều kiện cho họ tiếp cận công lý mà không gặp rào cản tài chính. Tuy nhiên, việc miễn án phí chỉ áp dụng cho người lao động khởi kiện. Các bên khác trong vụ án vẫn phải nộp án phí theo quy định.

Dịch vụ tư vấn pháp lý về khởi kiện tranh chấp lao động

Chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên sâu về khởi kiện tranh chấp lao động, giúp bạn:

  • Hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân theo quy định của pháp luật lao động.
  • Xác định chính xác vấn đề tranh chấp và phương án giải quyết phù hợp.
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện đầy đủ, chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
  • Đại diện bạn tham gia đàm phán, hòa giải với người sử dụng lao động.
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn trong suốt quá trình tố tụng tại tòa án.

Tư vấn tranh chấp lao động

Tư vấn tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động là ảnh hưởng đến quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ luật sư lao động uy tín sẽ đảm bảo giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và hợp pháp. Hãy liên hệ dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp lao động qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn miễn phí về vụ việc tranh chấp lao động của bạn.

Bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.6 (45 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8