Nhà đầu tư nước ngoài có được thành lập công ty thương mại điện tử

Nhà đầu tư nước ngoài có được thành lập công ty thương mại điện tử là thắc mắc mà những nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khi muốn kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Muốn thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện bắt buộc do nhà nước quy định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và thủ tục cần thiết để nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty thương mại điện tử.

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam

Các quy định về hoạt động thương mại điện tử

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (sau đây gọi là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP), hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Đây là một hình thức kinh doanh ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trên toàn cầu. Thương mại điện tử là ngành nghề kinh doanh được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển.

Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử

Theo Điều 24 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định về các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

  • Các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
  • Các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
  • Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
  • Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
  • Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ khác cho hoạt động thương mại điện tử.
  • Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.

Như vậy, chủ thể của hoạt động thương mại điện tử sẽ bao gồm các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.

Hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Theo Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử như sau:

  1. Website thương mại điện tử bán hàng:

Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

  1. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:

  • Sàn giao dịch thương mại điện tử;
  • Website đấu giá trực tuyến;
  • Website khuyến mại trực tuyến;
  • Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
  1. Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định 52/2013/NĐ-CP.

Như vậy, hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử sẽ bao gồm Website thương mại điện tử bán hàng và Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

>>> Xem thêm: Hợp đồng thương mại điện tử

Nhà đầu tư nước ngoài có được phép thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam không?

Hoạt động thương mại điện tử là lĩnh vực thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Theo khoản 2 Điều 67c Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP), khoản 1, khoản 2 Điều 21 Luật Đầu tư 2020, điều kiện về hình thức tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử là:

  • Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc;
  • Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Như vậy, trường hợp đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài phải thông qua doanh nghiệp do nhà đầu tư tự thành lập hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế tại Việt Nam.

Do đó, nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn được phép thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn khi nào

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử

Căn cứ quy định tại Mục B.55 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì hoạt động thương mại điện tử thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài cần phải tuân thủ các điều kiện tiếp cận thị trường khi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử.

Theo Điều 67c Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP), điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử bao gồm 2 điều kiện:

  • Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Nhà đầu tư nước ngoài chi phối từ 01 doanh nghiệp trở lên thuộc nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam theo danh sách do Bộ Công Thương công bố phải có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an.

Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài chi phối doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo quy định như trên là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp;
  • Nhà đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp;
  • Nhà đầu tư có quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm việc lựa chọn nền tảng công nghệ, hình thức tổ chức kinh doanh; lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; lựa chọn điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường theo quy định trên sẽ được xác định dựa trên các tiêu chí về số lượt truy cập, số lượng người bán, số lượng giao dịch, tổng giá trị giao dịch.

Bên cạnh đó, nếu nhà đầu tư có hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì sẽ không phải thực hiện xin ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an theo quy định tại khoản 2 Điều 67c Nghị định 52/2013/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP).

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam phải đáp ứng hai điều kiện về hình thức đầu tư và có ý kiến thẩm định về an ninh quốc gia của Bộ Công an trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chi phối ít nhất một doanh nghiệp thuộc nhóm năm doanh nghiệp dẫn đầu thị trường Việt Nam về dịch vụ thương mại điện tử.

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài

Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài

>>>Xem thêm: Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động công ty thương mại điện tử tại Việt Nam

Căn cứ điểm h khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài muốn hoạt động công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải có Giấy phép kinh doanh.

Theo Điều 12 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
  • Bản giải trình;
  • Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;
  • Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có);

Căn cứ Điều 13 Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trình tự cấp Giấy phép được quy định như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ tới Sở Công thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính.

Hồ sơ có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính hoặc qua mạng điện tử (nếu đủ điều kiện áp dụng).

Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ  quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ.

Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đủ và hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra việc đáp ứng điều kiện cấp giấy phép kinh doanh theo Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

  • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp đáp ứng điều kiện, cơ quan cấp giấy phép gửi hồ sơ và tiến hành lấy ý kiến của Bộ Công Thương.

Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận cấp Giấy phép kinh doanh; trường hợp từ chối, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, Cơ quan cấp Giấy phép cấp Giấy phép kinh doanh. Trường hợp Bộ Công Thương có văn bản từ chối, Cơ quan cấp Giấy phép có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy, Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài hoạt động công ty thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định như trên.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam

Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam với các nội dung như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thương mại điện tử tại Việt Nam;
  • Tư vấn các hình thức hoạt động thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn điều kiện thành lập công ty thương mại điện tửcho nhà đầu tư nước ngoài;
  • Tư vấn Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ thương mại điện tử
  • Tư vấn các thủ tục hành chính khi thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam;
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản, giấy tờ cần thiết;
  • Soạn thảo hồ sơ và đại diện thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh,…để thành lập công ty thương mại điện tử cho nhà đầu tư nước ngoài;

>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật thương mại điện tử

Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thương mại điện tử

Tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty thương mại điện tử

Việc các nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty thương mại điện tử tại Việt Nam đang rất phổ biến đối với nền kinh tế hội nhập và công nghệ phát triển. Để thành lập được công ty cần rất nhiều những thủ tục cũng như phải đáp ứng được các điều kiện đã nêu trên. Quý khách hàng nếu còn câu hỏi liên quan có thể liên hệ Dịch vụ luật sư Doanh nghiệp  qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87