Hợp đồng thương mại điện tử

Thương mại điện tử là hoạt động tiên tiến trong nền cách mạng công nghiệp 4.0. Vậy hợp đồng thương mại điện tử là gì và đặc điểm giá trị pháp lý được thể hiện như thế nào trong luật? Bài viết sau đây, Luật Long Phan sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin liên quan đến loại hợp đồng này.

Ký kết hợp đồng

Ký kết hợp đồng

Hợp đồng thương mại điện tử theo quy định của pháp luật

Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 định nghĩa “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này”. Vậy, Hợp đồng thương mại điện tử có thể hiểu là hợp đồng thương mại được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.

>>> Xem thêm: Tư vấn hợp đồng thương mại

Đặc điểm hợp đồng thương mại điện tử

Chủ thể

  • Được ký kết giữa ít nhất một bên là thương nhân;
  • Thương nhân có thể trực tiếp giao kết với khách hàng thông qua thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, website thương mại điện tử do mình tự thiết lập, website thương mại điện tử hoặc website đấu giá trực tuyến. Khách hàng có thể là thương nhân hoặc là các cá nhân, tổ chức chấp nhận giao kết hợp đồng với thương nhân trên cơ sở các thông tin đã công khai trên trang thông tin điện tử.
  • Chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và chủ thể của hợp đồng phải cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá, dịch vụ, các điều khoản của hợp đồng mua bán được giới thiệu trên website và về chủ sở hữu website.

Giao kết hợp đồng

Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử được tiến hành một phần hoặc toàn bộ thông qua thông điệp dữ liệu.

Bản gốc chứng từ điện tử đáp ứng đủ các điều kiện:

  • Đảm bảo sự toàn vẹn, tin cậy của thông tin từ thời điểm khởi tạo lần đầu dưới hình thức chứng từ điện tử;
  • Đảm bảo khả năng sử dụng và truy cập được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

Một thông báo bằng chứng từ điện tử:

  • Chỉ là thông báo mời đề nghị giao kết hợp đồng khi không có bên nhận cụ thể;
  • Và không được coi là đề nghị giao kết hợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ ra tại thông báo đó trách nhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận.

Chủ thể trong hợp đồng thương mại điện tử khó có thể rút hoặc thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng.

Giao kết hợp đồng điện tử

Giao kết hợp đồng điện tử

Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng phát sinh hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Theo Điều 20 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 quy định như sau:

  • Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàng vẫn không được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng chấm dứt hiệu lực. Việc trả lời chấp nhận sau thời hạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phía thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng.
  • Trường hợp thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng không công bố rõ thời hạn trả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong vòng 12 (mười hai) giờ kể từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.

>>> Xem thêm: Hợp đồng thương mại bị tuyên vô hiệu khi nào

Đối tượng của hợp đồng

Hoạt động thương mại điện tử có quyền thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không bị pháp luật cấm hay hạn chế kinh doanh do Chính phủ quy định và Bộ Công Thương hướng dẫn.

Hình thức

  • Đảm bảo có thể truy cập và sử dụng được để tham chiếu khi cần thiết.
  • Phải được xác lập dưới hình thức văn bản.
  • Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho các bên khi xảy ra tranh chấp.

Nội dung trên Website thương mại điện tử

Pháp luật yêu cầu phải có đầy đủ các nội dung như:

  • Tên hàng hóa hoặc dịch vụ, về số lượng và chủng loại;
  • Phương thức và thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ;
  • Tổng giá trị của hợp đồng và các chi tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn. Đây là những nội dung mà pháp luật yêu cầu phải có trong hợp đồng và phải có khả năng lưu trữ, in ấn được trên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.

Chấm dứt hợp đồng

Khoản 1 Điều 22 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định Website cung cấp dịch phải cung cấp công cụ trực tuyến để khách hàng có thể gửi thông báo chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầu sử dụng dịch vụ. Công cụ này phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Cho phép khách hàng lưu trữ và hiển thị thông báo chấm dứt hợp đồng trong hệ thống thông tin của mình sau khi gửi đi;
  • Có cơ chế phản hồi để khách hàng biết thông báo chấm dứt hợp đồng của mình đã được gửi.

Như vậy, các website cung cấp dịch vụ phải công bố thông tin đầy đủ và minh bạch về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng.

Ưu và nhược điểm của hợp đồng thương mại điện tử

Ưu điểm:

  • Tiện lợi, nhanh chóng, minh bạch;
  • Dễ dàng quản lý, lưu trữ và tìm kiếm;
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí.

Nhược điểm:

  • Khó xác định địa điểm giao kết hợp đồng khi xảy ra tranh chấp;
  • Khó chứng minh được bản gốc và chữ ký gốc;
  • Dễ mất hoặc bị tiết lộ dữ liệu;
  • Nguy cơ lừa đảo cao.

Chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử

Giá trị pháp lý của hợp đồng thương mại điện tử

Điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”. Bên cạnh đó, Điều 14 Luật này cũng quy định “Thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị dùng làm chứng cứ chỉ vì đó là một thông điệp dữ liệu.”

Vậy, Hợp đồng thương mại điện tử được pháp luật công nhận tính pháp lý và được sử dụng làm chứng cứ.

Rủi ro khi giao kết hợp đồng thương mại điện tử

  • Rủi ro pháp lý: hệ thống pháp luật chưa đầy đủ;
  • Rủi ro từ thiếu thông tin: đối tác, sự thay đổi giá của sản phẩm trên thị trường, thị trường tiêu thụ;
  • Rủi ro từ mặt kỹ thuật: sự tấn công của tin tặc, gian lận thẻ tín dụng;
  • Các rủi ro khác.

Với những thông tin cơ bản trên đây, Luật Long Phan tin rằng Quý bạn đọc đã hiểu rõ quy định pháp luật về đặc điểm, giá trị pháp lý và rủi ro khi tiến hành giao kết Hợp đồng thương mại điện tử. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về nội dung bài viết hoặc có nhu cầu TƯ VẤN HỢP ĐỒNG liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được giải đáp nhanh chóng và hiệu quả.

Scores: 4.68 (31 votes)

Tham vấn Luật sư: Trần Tiến Lực - Tác giả: Phạm Thị Hồng Hạnh

Phạm Thị Hồng Hạnh – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, hợp đồng và thừa kế. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ. Đạt sự tin tưởng của khách hàng.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87