Có được xây dựng kho hàng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm

Pháp luật Việt Nam về đất đai có những quy định rất cụ thể về vấn đề mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Trên thực tế, khi được giao đất với mục đích trồng cây công nghiệp lâu năm, người dân thường thắc mắc rằng có được xây dựng kho hàng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm nhằm tạo sự thuận lợi cho việc trồng trọt, sản xuất cũng như vận chuyển hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này.

Xây dựng kho hàng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm

>> Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Quy định về mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Quy định về mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa,….;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, ….;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; ….và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất;……

Như vậy, đất trồng cây công nghiệp lâu năm thuộc loại đất nông nghiệp, đất sử dụng để xây dựng kho và nhà để chứa nông sản thuộc loại đất phi nông nghiệp. Theo khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 và Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa để thực hiện các mục đích phi nông nghiệp là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Mục đích sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp

>> Xem thêm: Mức xử phạt hành vi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích không được cho phép

Quy định về xử phạt khi sử dụng đất không đúng mục đích

Xử phạt hành chính

Theo khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc xây dựng kho hàng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, đồng thời buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm sẽ bị thu hồi đất. Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ tiến hành thực hiện:

  • Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

Thủ tục thực hiện thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất

Việc thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Đất đai 2013, khoản 3 Điều 65, Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, cụ thể:

  • Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm. Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
  • Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.
  • Sau khi có quyết định thu hồi đất, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất.
  • Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất.
  • Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt.
  • Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện việc bàn giao đất.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục theo quy định mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế.


Xử phạt khi sử dụng đất không đúng mục đích

>> Xem thêm: trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm khi phương tiện gây tai nạn có mua bảo hiểm dân sự cho bên thứ ba

Chuyển mục đích sử dụng đất

Hồ sơ cơ bản cần chuẩn bị

Để có thể xây dựng kho hàng một cách hợp pháp đối với phần đất trồng cây công nghiệp lâu năm, người sử dụng đất phải tiến hành thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

  • Các giấy tờ như đã nêu trên.
  • Biên bản xác minh thực địa.
  • Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư.
  • Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai.

Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP , Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, được sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất đến cơ quan tài nguyên và môi trường. Thời gian thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc Có được xây dựng kho hàng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm của Long Phan PMT. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn luật đất đai hoặc muốn gặp trực tiếp luật sư nhà đất, vui lòng liên hệ tới Hotline 1900636387 để được tư vấn chi tiết hơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87