Quyền khởi kiện hàng xóm xây dựng lấn chiếm lối đi chung như thế nào? Lối đi chung được sử dụng cho các hộ gia đình sống liền kề để kết nối với đường chính, thuận tiện trong việc ra vào. Thế nhưng, có nhiều hộ gia đình khi xây dựng đã lấn chiếm lối đi chung làm cho các hộ gia đình khác khó khăn trong việc di chuyển. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc về việc khởi kiện hàng xóm xây dựng lấn chiếm lối đi chung như thế nào.
Quyền khởi kiện hàng xóm xây dựng lấn chiếm lối đi chung
Mục Lục
- 1 Căn cứ khởi kiện hàng xóm xây dựng lấn chiếm lối đi chung
- 2 Thủ tục hòa giải cơ sở
- 3 Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết
- 4 Trình tự nộp đơn khởi kiện
- 4.1 1. Xác định điều kiện khởi kiện
- 4.2 2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- 4.3 3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí.
- 4.4 4. Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau:
- 4.5 5. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Căn cứ khởi kiện hàng xóm xây dựng lấn chiếm lối đi chung
Theo khoản 1 Điều 175 BLDS 2015, ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không ai được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng.
Lối đi chung được xem là sở hữu chung của cộng đồng, không thuộc sở hữu của bất kỳ gia đình nào theo Điều 211 BLDS. Do đó, việc một gia đình lấn chiếm lối đi chung mà không có sự đồng ý của những người cùng sử dụng lối đi thì bị xem là vi phạm pháp luật.
Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc có thể yêu cầu dành cho mình một lối đi sao cho lối đi đó thuận tiện nhất, ít gây thiệt hại cho chủ bất động sản đó. Bên cạnh đó phải bồi thường một số tiền về việc đã cho phép mở lối đi trên đất của họ.
Theo khoản 2 Điều 254 BLDS 2015, nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định. Khi có hành vi lần chiếm đất là ngõ đi chung thì người sử dụng có thể thương lượng với người có hành vi lấn chiếm. Trong trường hợp nếu thỏa thuận không có kết quả thì có thể nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Quyền mở lối đi chung của bất động sản khó khăn vì vị trí không thuận lợi
>> Xem thêm: Cách xử lý khi bị hàng xóm tự ý mở lối đi qua
Thủ tục hòa giải cơ sở
Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích việc các bên hòa giải đối với những tranh chấp về đất đai. Khi các bên có tranh chấp liên quan đến việc lấn chiếm ngõ đi chung thì có thể nộp đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật. Khi đó, cá nhân làm đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải tranh chấp, lấn chiếm lối đi chung đang xảy ra giữa các bên. Trong thời hạn 45 ngày kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Ủy ban nhân dân xã phải tiến hành hòa giải và làm biên bản kết quả hòa giải theo quy định tại khoản 2,3 Điều 202 Luật Đất đai 2013.
Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Trường hợp khởi kiện hàng xóm lấn chiếm lối đi chung thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo khoản 9 Điều 26 BLTTDS và Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS.
Đối tượng tranh chấp của vụ án này là bất động sản nên Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết theo điểm c khoản 1 Điều 39 BLTTDS.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được xác định như sau:
- Nếu lối đi này được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết, đóng tiền án phí và xử lý theo quy định.
- Nếu lối đi này không được công nhận trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì có thể lựa chọn giải quyết một trong hai cơ quan sau: UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra tòa án.
>> Xem thêm: Cách giải quyết khi lấn chiếm ngõ đi chung
Có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận
Trong trường hợp một bên muốn hủy giấy chứng nhận của bên còn lại thì có thể khởi kiện vụ án dân sự hoặc vụ án hành chính. Lúc này, tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo khoản 2 Điều 3 và khoản 4 Điều 32 BLTTDS 2015.
Không có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận
Nếu một trong các bên không có yêu cầu hủy Giấy chứng nhận thì Tòa án giải quyết tranh chấp về việc xây dựng lấn chiếm lối đi chung. Nếu việc lấn chiếm có gây ra thiệt hại và chứng minh được thiệt hại đó thì chúng ta cũng có thể yêu cầu tòa án giải quyết việc bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra theo khoản 3 Điều 254 BLDS 2015.
Hòa giải cơ sở trước khi tiến hành khởi kiện
Trình tự nộp đơn khởi kiện
Trình tự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết như sau:
1. Xác định điều kiện khởi kiện
- Điều kiện về chủ thể khởi kiện phải đáp ứng theo quy định về quyền khởi kiện, năng lực hành vi Tố tụng dân sự.
- Vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án có hiệu lực của pháp luật.
- Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
3. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và tiền tạm ứng án phí.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Án phí dân sự sơ thẩm được quy định cụ thể tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
4. Nộp đơn khởi kiện (kèm theo tài liệu, chứng cứ) đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau:
Nộp trực tiếp tại Tòa án; Gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
5. Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện được quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện theo khoản 2 Điều này.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thẩm phán xem đơn khởi kiện và có một trong các quyết định: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
>> Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lối đi chung
Trên đây là bài viết về Quyền khởi kiện hàng xóm xây dựng lấn chiếm lối đi chung. Nếu bạn đọc có nhu cầu gửi hồ sơ tài liệu hoặc đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900636387 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ hoặc trao đổi trực tiếp với LUẬT SƯ DÂN SỰ. Xin cảm ơn!
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.