Tiền đền bù giải tỏa là khoản tiền mà nhà nước chi trả để đền bù diện tích đất đai được thu hồi trong quá trình giải phóng mặt bằng. Điều này sẽ giúp cho các cá nhân, hộ gia đình hoặc tập thể đỡ được phần nào thiệt hại trong quá trình giải tỏa. Số tiền đền bù sẽ tùy thuộc vào quy định cũng như luật đền bù giải tỏa. Vậy câu hỏi đặt ra rằng tiền đền bù giải tỏa có phải là một DI SẢN THỪA KẾ không? Để hiểu rõ về vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ giải thích về những vấn đề đó.
Tiền đền bù giải tỏa có phải di sản thừa kế không?
>> Xem thêm: Tranh Chấp Thừa Kế Tiền Bồi Thường Đất Giải Quyết Như Thế Nào
Mục Lục
Tiền đền bù giải tỏa đất được pháp luật quy định như thế nào?
Nguyên tắc đền bù giải tỏa
Căn cứ Điều 74 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất:
- Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
- Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Tiền đền bù giải tỏa gồm những khoản nào?
Căn cứ Điều 79 Luật Đất đai 2013 gồm bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất ở:
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở, nếu không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền. Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
- Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Căn cứ Điều 91 Luật Đất đai 2013 về bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất:
- Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt.
Chia thừa kế đối với tiền đền bù giải tỏa
Tiền đền bù giải tỏa được chia thừa kế không?
Điều 612 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Di sản có thể gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đây là các tài sản thuộc sở hữu của người để lại thừa kế lúc họ còn sống. Tài sản thuộc di sản được phân loại thành bất động sản và động sản. Bất động sản thuộc di sản thừa kế có thể bao gồm: tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà ở, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tiền đền bù giải tỏa được xem là di sản nên vẫn được chia thừa kế một cách bình thường như các tài sản khác.
Thủ tục để được nhận thừa kế là tiền đền bù giải tỏa
Thủ tục khai nhận di sản tại phòng công chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 57, 58 Luật công chứng như sau:
Người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ đến Phòng công chứng gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
- Sơ yếu lý lịch của người được nhận di sản thừa kế
- CMND/ hộ chiếu, hộ khẩu của những người sau: cha, mẹ bạn và của bạn
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền (trong trường hợp xác lập giao dịch thông qua người đại diện)
- Giấy chứng tử của cha, mẹ bạn
- Di chúc
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế của cha mẹ bạn ( giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép mua bán, hợp thức hóa nhà do Ủy ban nhân dân quận, huyện cấp , sổ tiết kiệm, cổ phiếu, giấy chứng nhận cổ phần…).
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Tiếp đó, Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng.
Công chứng viên hẹn ngày lên ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của UBND phường, xã mà không có tranh chấp, khiếu kiện.
Đến ngày hẹn, người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Thủ tục nhận thừa kế là tài sản đền bù
>> Xem thêm: Thủ tục nhận tiền đền bù thu hồi đất của cha mẹ đã mất.
Vai trò của Luật sư tư vấn thủ tục nhận thừa kế là tiền đền bù giải tỏa
Trong trường hợp khách hàng muốn hỗ trợ tư vấn, làm các thủ tục để nhận thừa kế là tiền đền bù giải tỏa, Công ty Luật Long Phan PMT có thể hỗ trợ những công việc sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật về việc nhận thừa kế.
- Tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ để nhận thừa kế.
- Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu cũng như các đơn khác có liên quan.
- Các công việc khác theo yêu cầu.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết về việc nhận thừa kế. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến nhận thừa kế thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ giải đáp đầy đủ và cặn kẽ. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.