Thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Hướng dẫn thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là công dân mang quốc tịch nước ngoài, họ đang sinh sống và làm việc, đăng ký tạm trú, thường trú tại lãnh thổ Việt Nam. Khi tham gia vào thị trường lao động trong nước, người nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện, tuân thủ đúng trình tự và thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Nguoi nuoc nuoc ngoai sang Viet Nam lam viec
Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam và những vấn đề cần lưu ý về trình tự, thủ tục cần thiết

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?

Để tham gia vào thị trường lao động tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng “ĐIỀU KIỆN” quy định tại Khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

Khi xin việc tại Việt Nam, “lao động nước ngoài” phải tuân theo luật pháp Việt Nam, hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được Việt Nam bảo vệ. Hơn nữa, Người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thì phải đóng bảo hiểm xã hội

>>Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động

ho so can thiet cua nguoi nuoc ngoai lam viec tai Viet Nam
Hiểu biết tốt về các hồ sơ, giấy tờ cần thiết khi sang Việt Nam làm việc là điều vô cùng quan trọng

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Nghị định 145/2020/NĐ-CP Trước khi đề nghị cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp thuê lao động cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động 
  • Giấy chứng nhận về sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
  • Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Tuy nhiên, các văn bản này được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
  • Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
  • 02 ảnh màu, kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
  •  Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.

Khi nộp HỒ SƠ đề nghị cấp giấy phép lao động, doanh nghiệp phải kèm theo một bản gốc hoặc một bản sao có chứng thực để đối chiếu, đối với giấy chứng nhận sức khỏe, văn bản về lý lịch tư pháp và văn bản chứng minh phù hợp với công việc tại Việt Nam.

Nếu các giấy tờ trên của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh, được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

>>Xem thêm: Thủ tục gia hạn visa cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép lao động

quy trinh xin cap giay phep lao dong tai Viet Nam
Hợp pháp hóa giấy tờ, hồ sơ và thực hiện thủ tục cần thiết để được phép lao động tại Việt Nam

Việc cấp giấy phép lao động được thực hiện qua 4 bước cụ thể như sau:

  • Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.

Hồ sơ bao gồm: Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu số 01 Phụ lục 01 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP) kèm bản sao đăng ký doanh nghiệp.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ cấp giấy phép lao động

Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải khai thông tin vào tờ khai và nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động theo quy định đến cơ quan cấp giấy phép lao động qua cổng thông tin điện tử.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Nộp hồ sơ tại: Nộp trực tiếp tại Bộ phận 1 cửa của cơ quan chấp thuận hoặc hệ thống cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/

Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc

  • Bước 3: Ký kết hợp đồng lao động và báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh
  • Bước 4: Cấp thẻ tạm trú theo thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài

Sau khi Người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam, thì việc tiếp theo là xin cấp Thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao động. Tại Việt Nam thời hạn của Giấy phép lao động tối đa là 02 năm vì vậy thời gian tối đa của thẻ tạm trú cũng là 02 năm theo giấy phép lao động.

>>Xem thêm: Thủ tục đăng ký lao động cho người nước ngoài

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết hay cần hỗ trợ pháp luật, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan qua hotline 1900636387 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

6 thoughts on “Thủ tục cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  1. Quân Nguyễn says:

    Hi, mình có một người bạn quốc tịch Singapore, bạn ấy đang làm đầu bếp cho một nhà hàng bên Singapore và mình muốn bạn ấy qua Việt Nam để làm cho mình vậy mình phải làm những thủ tục cũng như chuẩn bị hồ sơ gì? Chân thành cảm ơn.

    • Luật Long Phan PMT says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy trình:
      Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài.
      Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
      Theo quy định mới từ thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 02/10/2017, người sử dụng lao động còn có thể thực hiện nộp tờ khai và báo cáo này thông qua cổng thông tin điện tử địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn. Thủ tục như sau:
      Người sử dụng lao động đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử nêu trên và nộp hồ sơ bằng tài khoản đã lập, trong thời hạn ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài;
      Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.
      Sau khi có chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ bản gốc cho cơ quan chấp thuận. Trong thời hạn 08 giờ cơ quan nhận được bản gốc hồ sơ, cơ quan chấp thuận sẽ trả bản gốc kết quả chấp thuận cho người sử dụng lao động.
      Hồ sơ bao gồm: Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu thông tư 40/2106/TT-BLĐTBXH).
      Bước 2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
      Hồ sơ cần chuẩn bị:
      – Văn bản đề nghị cấp Giấy phép lao động;
      – Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam (phải có giá trị dưới 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
      Lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng kể tính đến ngày nộp hồ sơ;
      – Văn bản chứng minh trình độ phù hợp với công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật: bằng cấp, xác nhận kinh nghiệm từ công ty khác…;
      – Bản sao có chứng thực hộ chiếu;
      Tương tự như hồ sơ xin chấp thuận, người sử dụng lao động cũng được phép nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan chấp thuận hoặc nộp qua cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.
      Lưu ý: Các giấy tờ của người nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực trước khi nộp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87