Hợp đồng đặt cọc là thỏa thuận của các bên xác lập việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo cho một hợp đồng, thỏa thuận sẽ thực hiện. Khi vi phạm hợp đồng này thì mức bồi thường là bao nhiêu, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Mục Lục
Quy định về đặt cọc
1. Khái niệm đặt cọc:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 BLDS 2015, ĐẶT CỌC là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Tài sản được sử dụng để đặt cọc:
Tài sản đặt cọc không chỉ là tiền mà còn có thể là những tài sản có giá trị khác, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, mô tô,…và đây cũng là những tài sản có giá trị lớn nên khi dùng để đặt cọc cần thiết phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm nếu các đối tượng bảo đảm bắt buộc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý tài sản đặt cọc:
Xử lý tài sản đặt cọc được quy định tại khoản 2 Điều 328 BLDS 2015, cụ thể là:
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
- Nếu bên ĐẶT CỌC từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
- Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi một bên vi phạm hợp đồng đặt cọc thì mức phạt ra sao
Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận
- Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm;
- Mức phạt vi phạm do các bên tự thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác;
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại;
- Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
>> Tham khảo thêm: YÊU CẦU BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TIỀN ĐẶT CỌC MUA NHÀ ĐẤT
Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
Việc làm đơn KHỞI KIỆN của cá nhân được thực hiện như sau:
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân thuộc hai trường hợp trên là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện;
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp (hợp đồng đặt cọc, các văn bản thỏa thuận gia hạn đặt cọc…);
- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, sổ tạm trú (có chứng thực hoặc công chứng), nếu người khởi kiện là cá nhân;
- Hồ sơ pháp lý khác của người khởi kiện, đương sự khác như: giấy phép kinh doanh, giấy chứng đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập doanh nghiệp, điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có chứng thực), nếu là pháp nhân; Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao).
Trình tự thủ tục khởi kiện
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
>> Tham khảo thêm: : TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG CHỊU PHẠT CỌC MUA BÁN ĐẤT
Vai trò Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc cho khách hàng
Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng ĐẶT CỌC, thì Luật sư là lựa chọn thông minh và sáng suốt nhất. Với những kinh nghiệm mà Luật sư có được sẽ giúp cho các bạn giải quyết hơn những gì các bạn mong đợi.
Nếu như một bên vi phạm hợp đồng mà hai bên không thỏa thuận thì được giải quyết như thế nào, thủ tục ra sao, hay hủy bỏ hợp đồng đặt cọc không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào, Luật sư sẽ là người giúp bạn tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất và tốt nhất.
Ngoài ra, nếu như bạn có nhu cầu về soạn thảo hợp đồng đặt cọc thì Luật sư sẽ không ngần ngại mà giúp bạn.
Trên đây là toàn bộ bài viết về vấn đề mức bồi thường khi vi phạm hợp đồng đặt cọc, nếu như còn thắc mắc về vấn đề mức phạt, mẫu hợp đồng, thủ tục giải quyết tranh chấp hay có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Luật sư khởi kiện hay tư vấn luật dân sự xin vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn hoàn toàn. Xin cảm ơn
Hỏi? Tôi có đặt cọc mua một căn nhà từ 3/2021 số tiền là 750tr trong giao kết hợp đồng là ra công chứng trong vòng 2thang tính từ ngày ký hợp đồng nhưng quá 2thang bên bán không lo xong thủ tục giấy hoàn công nên tôi đã ký lại hợp đồng gia hạn thêm 2thang nữa thời gian tính từ tháng 5/2021trong thời gian chờ đợi công chứng tôi đã rọn về nhà đó ở va có lắp đặt một số máy móc và ốp gạch tường mất 200tr bên bán cũng đồng ý.khi đã quá hạn ngày ra công chứng vài tháng rồi nên tôi có nói chuyện với bên bán vào ngày 1/11 thì được biết là vẫn chưa lo được giấy hoàn vì căn nhà tôi mua bị trùng vị trí với mảnh đất bên cạnh nên kêu tôi chờ 4thang nữa mới làm được vì thời gian chờ đợi quá dài và cũng đã quá hạn hợp đồng nên tôi yêu cầu bên bán phải chịu số tiền 200tr tiền tôi sửa vào nhà thì tôi mới đợi nhưng bên bán không triu nên tôi đòi bồi thường cọc cho tôi theo như hợp đồng đã ký nhưng bên bán chỉ trả lại tiền cọc là 750tr và không triu đền cọc vì lý do dịch bệnh . Trường hợp này nếu tôi khỏi kiện ra toà thì bên bán có phải đền cọc cho tôi không?rất mong sự tư vấn pháp luật của anh chị
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Tôi có mua một mảnh đất trị giá 500tr và tôi đã trả 400tr. Thoả thuận bên mua lo thủ tục tách thửa nhưng khi trong thời gian thoả thuận bên bán k phối hợp để đo đạc tách thửa. Đến hết ngày thoả thuận hợp đồng bên bán lấy cớ là tôi k tách đc thửa nên đòi hủy hợp đồng chuyển nhượng. Vậy bên bán sẽ chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật ạ. Và bị phạt cọc không
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.