Giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về pháp luật dân sự và tố tụng. Mấu chốt của vấn đề nằm ở việc xác lập được quan hệ huyết thống giữa người con và người để lại di sản, từ đó khẳng định quyền thừa kế hợp pháp của mình. Quá trình này có thể được tiến hành thông qua hai phương thức chính: thương lượng, thỏa thuận phân chia di sản giữa các đồng thừa kế hoặc khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền khi quyền lợi bị xâm phạm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một lộ trình chi tiết, từ việc chuẩn bị chứng cứ đến các thủ tục tố tụng cần thiết, nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người con theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn quy trình giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú
Quy trình giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú thường trải qua các bước cơ bản, bắt đầu từ việc chuẩn bị giấy tờ pháp lý để chứng minh quyền lợi. Sau đó, người có quyền thừa kế có thể tiến hành thương lượng với các đồng thừa kế khác. Nếu thương lượng không thành công, biện pháp cuối cùng là khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu phân chia di sản. Các bước cụ thể được trình bày dưới đây.
Chuẩn bị tài liệu chứng minh quyền thừa kế của con ngoài giá thú
Khi yêu cầu phân chia di sản thừa kế thì người yêu cầu cần chứng minh quyền thừa kế của mình đối với di sản do người chết để lại. Vì vậy, con ngoài giá thú muốn thừa kế tài sản của cha hoặc mẹ thì cần chứng minh quyền thừa kế của mình.
Để được phân chia thừa kế, con ngoài giá thú cần chứng minh quan hệ huyết thông với người để lại di sản. Việc chứng minh này có thể thông qua các tài liệu, giấy tờ như sau:
- Giấy khai sinh của con có tên cha. Cha trong trường hợp này là người để lại di sản.
- Kết quả xét nghiệm AND của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền xác nhận quan hệ huyết thống cha con.
- Giấy xác nhận cha con theo thủ tục thực hiện tại UBND cấp xã hoặc Tòa án.
- Giấy tờ, tài liệu khác chứng minh quan hệ cha con.
Yêu cầu các đồng thừa kế phân chia di sản tương ứng với phần được nhận
Để phân chia di sản thừa kế, các đồng thừa kế thỏa thuận phân chia. Khi đó, con của người để lại di sản có quyền yêu cầu được phân chia di sản với phần tương ứng được nhận theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Nếu các bên đồng thuận về việc phân chia thì lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Để đảm bảo tính pháp lý, văn bản thỏa thuận này phải được công chứng, chứng thực và có chữ ký đồng ý của các đồng thừa kế.
Khởi kiện đến tòa án yêu cầu phân chia di sản
Trong trường hợp các đồng thừa kế không thống nhất về việc phân chia di sản, một trong các bên có quyền khởi kiện tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Để tiến hành khởi kiện, người yêu cầu cần tuân thủ một quy trình tố tụng chặt chẽ tại Tòa án, bao gồm việc xác định quyền khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ, nộp đơn, đóng các khoản phí và theo dõi quá trình thụ lý, giải quyết vụ án của Tòa án.
Quyền khởi kiện
Người thừa kế có quyền khởi kiện đến Tòa án khi việc phân chia di sản không đảm bảo quyền lợi của mình. Vì vậy, khi con ngoài giá thú không được phân chia phần di sản đáng lẽ được nhận thì có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì người khởi kiện có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện. Trong đó, người đại diện thực hiện khởi kiện trong trường hợp này có thể là:
- Người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện.
- Người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người khởi kiện. Trường hợp này được áp dụng đối người có quyền khởi kiện nhưng không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự. Người có quyền khởi kiện trong trường hợp này có thể là người dưới 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Cơ sở pháp lý: Điều 69 và 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Hồ sơ khởi kiện
Người khởi kiện chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện theo Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP.
- Di chúc (nếu có).
- Giấy chứng tử của người để lại di sản.
- Giấy tờ chứng minh quyền tài sản của người chết.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con với người để lại di sản.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện khác có liên quan.
Hồ sơ khởi kiện là căn cứ ban đầu để tòa án xem xét thụ lý giải quyết. Vì vậy, người khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ và đúng quy định.
Thủ tục nộp đơn kiện và xác nhận đơn kiện
Người khởi kiện có thể nộp đơn đến Tòa án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức:
- Nộp trực tiếp tại Tòa.
- Gửi qua dịch vụ bưu chính.
- Gửi bằng phương thức gửi trực tuyến.
Trường hợp nộp trực tiếp thì Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đã nhận được ngay khi tiếp nhận hồ sơ. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin đã tiếp nhận đơn khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Nộp tạm ứng, các phí chi phí khác
Khởi kiện tranh chấp thừa kế, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án. Trừ trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, người khởi kiện có thể nộp một số chi phí tố tụng như:
- Chi phí bảo đảm cho yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
- Định giá, thẩm định giá tài sản.
- Đo vẽ xác định hiện trạng tài sản.
- …
Cơ sở pháp lý: Điều 195 và Chương IX Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thụ lý và giải quyết yêu cầu khởi kiện
Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng. Trừ trường hợp người khởi kiện được miễn tạm ứng thì xem xét ra thông báo thụ lý khi đủ điều kiện.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý Tòa án phải thông báo văn bản cho:
- Nguyên đơn, bị đơn.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Viện kiểm sát cùng cấp.
Sau khi hoàn tất thủ tục thụ lý vụ án thì Tòa án tiến hành phân công thẩm phán giải quyết. Thẩm phán được phân công tiến hành nghiên cứu hồ sơ và thực hiện các thủ tục tố tụng luật định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Tòa án tổ chức phiên hòa giải để các đương sự thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp thừa kế. Trong trường hợp hòa giải thành thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp hòa giải không thành thì xem xét đưa vụ án ra xét xử.
Phiên tòa xét xử sơ thẩm sẽ được tổ chức đúng thời gian, địa điểm theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hội đồng xét xử căn cứ vào hồ sơ vụ án và diễn biến phiên tòa để ra Bản án theo quy định. Bản án sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong thời gian luật định.
Trường hợp vụ án được giải quyết bằng thủ tục phúc thẩm thì bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực ngay khi tuyên án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế được thực hiện theo quy định tại Phần II và Phần III Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Cách phân chia di sản cho con ngoài giá thú
Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về cách phân chia di sản thừa kế, đảm bảo quyền lợi cho cả con ngoài giá thú. Việc phân chia sẽ được tiến hành dựa trên hai trường hợp chính: có di chúc hợp pháp hoặc phân chia theo quy định của pháp luật. Nội dung dưới đây sẽ đi sâu vào từng trường hợp, bao gồm cả tình huống di chúc có hiệu lực nhưng lại không phân chia tài sản cho con ngoài giá thú.
Trường hợp có di chúc
Căn cứ Điều 624 và 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền để lại di chúc để thể hiện ý chí trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Vì vậy, trường hợp người chết để lại di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản sẽ ưu tiên căn cứ nội dung di chúc để thực hiện.
Tuy nhiên, trước khi phân chia di sản theo di chúc, người phân chia cần lưu ý những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc. Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 những người sau đây được hưởng thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người nêu trên sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Như vậy, con ngoài giá thú được cha/mẹ để lại di sản theo di chúc thì được hưởng phần thừa kế theo di chúc theo di chúc thì được hưởng thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, phần di sản được hưởng thực tế sẽ được căn cứ vào nội dung di chúc sau khi đã trừ đi phần di sản cho những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc.
Có di chúc nhưng không phân chia cho con ngoài giá thú
Trường hợp cha để lại di chúc nhưng không phân chia di sản cho con ngoài giá thú thì có thể căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 để xem xét quyền thừa kế của con ngoài giá thú trong trường hợp này. Theo đó, con ngoài giá thú có thể được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc nội dung di chúc khi thuộc trường hợp:
- Là người chưa thành niên, tức dưới 18 tuổi.
- Là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) nhưng không có khả năng lao động.
Nếu thuộc trường hợp nêu trên thì con ngoài giá thú được hưởng ⅔ một suất thừa kế theo pháp luật. Để nhận được phần thừa kế này, con ngoài giá thú cần chứng minh quan hệ huyết thống cha con với người để lại di sản.
Đối với con ngoài giá thú từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ không được hưởng thừa kế nếu như di chúc không phân chia.
Trường hợp phân chia theo pháp luật hoặc di chúc không có hiệu lực
Căn cứ Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực thì phân chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì con đẻ là hàng thừa kế thứ nhất của cha. Vì vậy, con ngoài giá thú sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật khi chứng minh được quan hệ huyết thống. Mức hưởng thừa kế của con ngoài giá thú sẽ bằng với phần thừa kế của mỗi người còn lại trong hàng thừa kế thứ nhất.
Câu hỏi liên quan giải quyết tranh chấp thừa kế con ngoài giá thú
Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc phổ biến liên quan đến quyền thừa kế của con ngoài giá thú nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này.
Làm thế nào để giám định ADN khi người cha đã mất và không có mẫu trực tiếp?
Trong trường hợp này, việc xác lập quan hệ huyết thống có thể được thực hiện thông qua phương pháp phân tích ADN của những người có quan hệ họ hàng trực hệ về phía người cha (như ông bà nội, chú, bác ruột). Nếu các đồng thừa kế khác từ chối hợp tác, trong quá trình tố tụng, người con có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
Sau khi có bản án của Tòa, làm sao để sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
Sau khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người được hưởng thừa kế cần nộp hồ sơ đến cơ quan thi hành án dân sự để yêu cầu thi hành bản án. Sau đó, mang bản án đã có hiệu lực, giấy tờ tùy thân và các văn bản liên quan đến Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục đăng ký biến động (thủ tục sang tên) trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Quyền thừa kế của con ngoài giá thú và con nuôi khác nhau như thế nào?
Về cơ bản, pháp luật đặt quyền thừa kế của con nuôi và con đẻ (bao gồm con ngoài giá thú) ngang bằng nhau khi họ cùng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản (Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Điểm khác biệt mấu chốt nằm ở căn cứ xác lập quan hệ: con ngoài giá thú cần chứng minh quan hệ huyết thống, trong khi con nuôi cần có Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú
Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ luật sư thừa kế tư vấn giải quyết tranh chấp đất thừa kế của con ngoài giá thú bao gồm:
- Tư vấn quy định về thừa kế theo pháp luật, thừa kế theo di chúc.
- Tư vấn quyền được hưởng di sản thừa kế của con ngoài giá thú.
- Tư vấn cách chứng minh quan hệ cha con khi người cha đã chết.
- Tư vấn thủ tục hưởng thừa kế trong trường hợp cụ thể.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế.
- Soạn thảo văn bản thừa kế, khởi kiện, văn bản khác liên quan …
- Đại diện tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thừa kế.
- Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tranh chấp thừa kế.

Kết luận
Tóm lại, quy trình giải quyết tranh chấp đất thừa kế cho con ngoài giá thú có thể thực hiện qua con đường thỏa thuận dân sự hoặc khởi kiện tại Tòa án. Dù lựa chọn phương thức nào, việc chuẩn bị đầy đủ chứng cứ pháp lý để xác lập quan hệ cha mẹ – con là yếu tố then chốt quyết định thành công. Việc phân chia di sản sẽ phụ thuộc vào sự tồn tại và tính hợp pháp của di chúc, hoặc áp dụng theo hàng thừa kế theo pháp luật được quy định trong Bộ luật Dân sự.
Nếu bạn gặp vướng mắc, hãy liên hệ Luật Long Phan PMT, đơn vị uy tín trong lĩnh vực tư vấn và tố tụng dân sự. Gọi ngay hotline 1900.636.387 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng, chính xác và đúng pháp luật.
Tags: chứng minh quan hệ huyết thống, con ngoài giá thú, giám định ADN, khởi kiện tranh chấp thừa kế, Luật sư thừa kế, Thừa kế của con ngoài giá thú, tranh chấp đất thừa kế, Tư vấn luật thừa kế
E muốn nhờ luật sư tư vấn hộ e về việc chia tài sản đất trường hợp sau.bố e mất từ năm 2006 nhưng k để lại di chúc.e là con chính thống,bố e có 3 người con ngoài nhưng cả 3 người con đấy giấy khai sinh k có tên bố e,vậy là con ngoài giá thú.giờ cả 3 người con này về đòi hưởng quyền lợi về mảnh đất e đang ở phải chia đều thành 4 phần.tổng diện tích mảnh đất là 71m.vậy theo luật pháp thì 3 người con kia có được quyền bắt buộc e phải chia đều thành4 phần k ạ?
Kính chào bạn Nguyễn Ngọc Hường,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn. Về thắc mắc mà bạn vừa trình bày, chúng tôi xin tư vấn như sau:
– về việc xác định 3 người còn lại có phải con của bố bạn hay không, để có thể chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định luật hộ tịch hiện hành và Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch phải có những giấy tờ sau:
+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
+ Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
– Nếu như họ không có những bằng chứng trên thì không thể chứng minh mối quan hệ cha con với bố của bạn được và đương nhiên sẽ không được hưởng di sản mà bố bạn để lại.
– Trường hợp họ có những bằng chứng trên thì việc chia di sản của bố bạn để lại được thực hiện như sau:
– Trường hợp trước khi mất, bố bạn có thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ cho bạn thì phần đất đó thuộc quyền sử dụng của bạn và không phải chia cho bất kỳ ai.
– Trường hợp đất đang sử dụng là tài sản chung của mẹ bạn và bố bạn tạo lập được trong quá trình hôn nhân, thì tài sản này chỉ có một nửa là của bố bạn, theo đó phần di sản khi bố bạn mất để lại đối với trường hợp của bạn sẽ là quyền sử dụng đất đối với 35,5 m2 đất. Khi này chỉ chia Đều di sản thành 4 phần đối với phần diện tích là 35,5 m2.
– Trường hợp đất này thuộc quyền sử dụng của riêng bố bạn, thì phần tài sản này được chia làm bốn nhưng những người còn lại phải có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền sau đây cho bạn:
+ Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
+ Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
+ Chi phí cho việc bảo quản di sản.
+ Các khoản nợ mà bố bạn khi mất còn nợ (nếu bạn đã thanh toán thay bố bạn, thì những người còn lại có nghĩa vụ thanh toán phần tiền này lại cho bạn).
+ Các chi phí khác (nếu có).
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, dù có phải chia cho cả 3 người con còn lại thì bạn vẫn sẽ nhận được nhiều hơn những người còn lại vì bạn là người đang trực tiếp sử dụng vào bảo quản di sản của bố bạn để lại.
– Trên đây là nội dung tư vấn mang tính tham khảo của chúng tôi dựa trên những thông tin mà bạn cung cấp. Trường hợp bạn muốn được tư vấn trực tiếp để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
– Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
– Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
– Điện thoại liên hệ: 1900.63.63.87
Trân trọng !
Em sinh con cho 1 người đã có vợ và hai con. Con em là con riêng, nhưng giấy khai sinh vẫn mang họ bố và được nhận là “ cháu”. vậy cho em hỏi con em có được quyền thừa kế tài sản của bố không và thủ tục pháp lý cần chuẩn bị những gì?
chào bạn,
trường hợp này bạn phải làm thủ tục nhận cha con cho con bạn và người cha, sau khi xác lập quan hệ cha mẹ con thì con bạn mới có thể nhận thừa kế từ người cha được.
Trân trọng!
Dạ chào Luật Sư,
Em nhờ Luật Sư tư vấn hộ trường hợp của Gia đình Em ah.
Bố Mẹ Em đã kết hôn 37 năm và có 2 người con, Em là chị cả; Ba Em mất năm 2017 không để lại di chúc, tài sản Ba Mẹ Em để lại mảnh vườn 7.516,6m2 và căn nhà 43,5m2 hiện tại gia đình Em đang ở và cho thuê. Nguồn gốc tài sản trên là tài sản chung của Bố Mẹ Em tạo lập được trong quá trình hôn nhân và gìn giữ 37 năm qua. Hiện tại 02 Tài sản trên sau khi Ba Em mất thì đã chuyển sang tên cho Mẹ Em và Mẹ có làm hợp đồng cho tặng mảnh vườn cho 02 Chị Em vào đầu năm 2021. Đến nay Ba Em mất gần 7 năm, Mẹ Em nhận thông báo từ Toà Án báo là có người Tranh chấp tài sản thừa kế và yêu cầu thừa kế 1 phần Tài Sản ( trong thông báo toà án không có nói người kiện Mẹ Em có mối quan hệ gì với Ba Em mà có ghi chú chứng cứ của người kiện là giấy khai sinh (photo), giấy chứng tử của Ba Em, giấy hẹn CCCD, sổ Hộ khẩu, tờ tường trình và đơn xin xác nhận nơi cư trú). Vậy cho Em hỏi trường hợp của gia đình Em thì người kiện Mẹ Em là trường hợp nào trong Tranh chấp thừa kế theo pháp luật ah? Gia đình Em có phải chia tài sản cho người kiện k ah? Gia đình Em nên làm gì để phản bác đơn kiện ah? Thông báo có yêu cầu phản hồi ý kiến trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận thông báo 27/1/2022.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Cho e hỏi luật sư như sau ạ:
Hiện nay căn nhà và mảnh đất em đang ở xảy ra tranh chấp với anh chị nhà vợ cả. Mẹ và em là con ngoài giá thú. Mảnh đất do mẹ em mua và xây dựng căn nhà, sau này bằng cách nào đó bố đã sang tren bố mà không có sự đồng ý và chữ kí của mẹ. Bố em đã mất từ 2011 k để lại di chúc.
Trước đây có một căn nhà khác của bố đã bán và chia phần cho các anh chị và mẹ cả ngoài đó, em không được phần nào cả. Nay anh chị tranh chấp và đòi kiện em về căn nhà em đang ở. Mong luật sư tư vấn, xin cảm ơn ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.