Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản

Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản được xem là một trong những mẫu văn bản thiết yếu khi người chết để lại di sản thừa kế. Đây là một tài liệu quan trọng trong việc đảm bảo quản lý và bảo vệ tài sản thừa kế trong thời gian chờ đợi việc phân chia hoặc xử lý pháp lý. Khi tài sản thừa kế chưa được phân chia hoặc chưa có người thừa kế chính thức đảm nhận, việc nhờ một cá nhân hoặc tổ chức khác quản lý và trông coi di sản là cần thiết để bảo vệ giá trị và tình trạng của tài sản đó. Hãy cùng tìm hiểu cách viết biểu mẫu này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản

Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản
Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản

==>>CLICK TẢI MẪU BIÊN BẢN NHỜ QUẢN LÝ, TRÔNG COI DI SẢN

>> Có thể bạn quan tâm:

Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản cần bao gồm những nội dung nào?

noi dung mau bien ban nho quan ly trong coi di san
Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản cần bao gồm những nội dung nào

Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản cần bao gồm những nội dung nào.

Nội dung mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản

Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản cần bao gồm những nội dung sau:

  • Ngày tháng năm
  • Tiêu ngữ
  • Tên mẫu biên bản: văn bản thỏa thuận cử người quản lý di sản, văn bản nhờ quản lý trông coi di sản…
  • Địa điểm lập mẫu biên bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
  • Thông tin cá nhân của người lập biên bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
  • Thông tin của người để lại di sản và di sản
  • Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản: quyền lợi, nghĩa vụ, thù lao, bảo quản di sản, thông báo cho người thừa kế di sản…
  • Cam đoan của các bên: hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, cưỡng ép…
  • Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
  • Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
  • Người lập văn bản ký tên/ điểm chỉ
  • Công chứng viên đóng dấu/ ký tên

Các lưu ý khi viết mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản

Khi hoàn thiện biên bản nhờ quản lý trông coi di sản, cần lưu ý quy định tại Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 về “người” nào được công nhận là “người quản lý di sản”:

  • Người quản lý di sản là người chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
  • Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản, thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
  • Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý, thì di sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý.

Thực tiễn giải quyết việc trả thù lao thông qua mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản

viec trong coi di san se duoc huong thu lao
Thực tiễn giải quyết việc trả thù lao thông qua mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản

Dưới đây là một số lỗi thường mắc phải khi tính toán công sức trong các vụ án thừa kế trong thực tiễn đã được xét xử trong thời gian qua:

  • Có sự nhập nhằng, không tách bạch rõ ràng giữa tính công sức đóng góp vào khối di sản, với việc tính công duy trì, bảo quản di sản.
  • Thanh toán công duy trì, bảo quản di sản khi người để lại di sản hãy còn sống là không đúng.
  • Thay đổi mức đền bù công sức duy trì, bảo quản tài sản mà không có căn cứ.
  • Không trả công duy trì, bảo quản di sản dù có trường hợp người đó quản lý, sử dụng di sản với thời gian kéo dài.

Mẫu biên bản nhờ quản lý, trông coi di sản đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và bảo vệ tài sản thừa kế khi chưa có sự phân chia chính thức. Việc soạn thảo biên bản này giúp thiết lập một cơ sở pháp lý rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của người quản lý di sản, đồng thời đảm bảo rằng tài sản được bảo quản và chăm sóc một cách hợp lý. Nếu có thắc mắc hoặc vấn đề cần giải đáp thêm về biểu mẫu này hoặc những vấn đề khác liên quan đến pháp luật dân sự, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900636387 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Nguyễn Trần Phương

Luật sư Nguyễn Trần Phương, thành viên Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang là luật sư thành viên tại công ty Luật Long Phan PMT. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải quyết hầu như tất cả các vấn đề liên quan đến Dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động. Đồng thời trực tiếp tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi khách hàng trong các tranh chấp dân sự . Luôn lấy sự uy tín, tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87