Xuất khẩu lao động là con đường giúp nhiều người Việt Nam tìm kiếm cơ hội việc làm và cải thiện thu nhập. Tuy nhiên, quy trình xuất khẩu lao động đòi hỏi người lao động phải hoàn thành nhiều thủ tục và đáp ứng các điều kiện cụ thể. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình, hồ sơ, thời gian và các vấn đề liên quan đến xuất khẩu lao động, giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về hành trình này.
Mục Lục
Điều kiện để đi xuất khẩu lao động
Quý khách hàng cần nắm rõ các điều kiện để được phép đi xuất khẩu lao động. Tại Điều 44 và Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định rõ hai trường hợp xuất khẩu lao động với các điều kiện khác nhau:
- Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động;
- Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng;
- Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết:
- Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Có hợp đồng lao động;
- Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú;
Hồ sơ cần chuẩn bị đi xuất khẩu lao động
Căn cứ Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 hồ sơ cơ bản bao gồm:
- Đơn đi làm việc ở nước ngoài.
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người lao động thường trú hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động.
- Giấy chứng nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
- Văn bằng, chứng chỉ về ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và giấy tờ khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
>>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất năm 2024
Quy trình xuất khẩu lao động
Bước 1: Đăng ký và tư vấn
Quý khách hàng đăng ký với doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tại đây, Quý khách hàng sẽ được tư vấn về các lĩnh vực, ngành nghề, công việc phù hợp với kỹ năng, trình độ, độ tuổi, giới tính, sức khỏe, chi phí và tiến độ nộp các khoản chi phí.
Bước 2: Tuyển chọn
Quý khách hàng tham gia tuyển chọn trực tiếp hoặc qua mạng. Sau khi trúng tuyển, Quý khách hàng sẽ phải khám sức khỏe tại các cơ sở y tế đáp ứng điều kiện đi làm việc ở nước tiếp nhận.
Bước 3: Đào tạo và bồi dưỡng kiến thức
Sau khi trúng tuyển, Quý khách hàng phải tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết do đơn vị tổ chức. Căn cứ vào yêu cầu của chủ sử dụng lao động, Quý khách hàng có thể được đào tạo thêm về tay nghề và ngoại ngữ.
Bước 4: Ký kết hợp đồng
Quý khách hàng đi làm việc ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp dịch vụ phải ký 2 loại hợp đồng: hợp đồng dịch vụ ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động ký với chủ sử dụng nước ngoài. Cả 2 loại hợp đồng trên đều phải có ngôn ngữ Tiếng Việt và người lao động được quyền giữ một bản hợp đồng sau khi hai bên đã ký.
Bước 5: Nộp các khoản chi phí
Quý khách hàng có nghĩa vụ nộp các khoản chi phí theo quy định cho đơn vị phái cử (như phí đào tạo, phí dịch vụ, phí môi giới (nếu có), lệ phí visa, vé máy bay).
Bước 6: Xin visa làm việc và xuất cảnh
Dưới sự hỗ trợ của đơn vị phái cử, Quý khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ để xin visa/thị thực đi làm việc để nộp tại Đại sứ quán nước tiếp nhận lao động tại Việt Nam.
Thời gian và chi phí đi xuất khẩu lao động
Thời gian hoàn thành các thủ tục xuất khẩu lao động thường dao động từ 3 đến 6 tháng, tùy thuộc vào thị trường, ngành nghề và tiến độ xử lý hồ sơ của các cơ quan chức năng.
Chi phí xuất khẩu lao động bao gồm nhiều khoản như phí dịch vụ, phí đào tạo, lệ phí visa, vé máy bay, chi phí sinh hoạt ban đầu,… Chi phí này sẽ khác nhau tùy thuộc vào quốc gia, ngành nghề và chương trình xuất khẩu lao động mà Quý khách hàng lựa chọn.
Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu lao động uy tín
Long Phan PMT tự hào là đơn vị tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, đồng hành cùng Quý khách hàng trong suốt quá trình xuất khẩu lao động. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ:
- Tư vấn pháp lý về điều kiện, thủ tục xuất khẩu lao động.
- Soạn thảo, kiểm tra, rà soát hợp đồng lao động, hợp đồng dịch vụ.
- Hướng dẫn quy trình xuất khẩu nhanh, đúng quy định.
- Tư vấn các chi phí phải đóng khi xuất khẩu lao động.
- Tư vấn các rủi ro thường gặp và biện pháp khác phục.
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động giữa người lao động với bên đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
- Tư vấn các vấn đề khác có liên quan.
>>>Xem thêm: Thủ tục tố cáo khi bị lừa tiền đi xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là một quyết định quan trọng, đòi hỏi Quý khách hàng phải tìm hiểu kỹ lưỡng và chuẩn bị chu đáo. Hãy liên hệ với Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý tốt nhất, đảm bảo hành trình xuất khẩu lao động của Quý khách hàng diễn ra thuận lợi và thành công.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.