Hợp đồng xuất khẩu lao động là hợp đồng được sử dụng rộng rãi trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức nước ta đưa người lao động có nhu cầu muốn làm việc ở nước ngoài bằng hình thức khác nhau thông qua hợp đồng xuất khẩu lao động. Bài viết dưới đây của Công ty Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động năm 2023.
Hợp đồng xuất khẩu lao động
Mục Lục
Quy định pháp luật về xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là gì?
Hiện nay với xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa thì việc xuất khẩu lao động ngày càng diễn ra phổ biến. Pháp luật hiện hành không có quy định rõ về khái niệm xuất khẩu lao động tuy nhiên, có định nghĩa về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
Các hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp
Các hình thức xuất khẩu lao động
Theo Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, hiện nay ở nước ta tồn tại những hình thức xuất khẩu lao động như sau:
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động năm 2023
1. Hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất hiện nay được ký giữa người lao động và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ theo Mẫu số 03 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.
>>> Tải mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động năm 2023: TẠI ĐÂY
2. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài không có mẫu quy định nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước, vùng lãnh thổ mà người lao động đến làm việc và có những nội dung sau đây:
Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước, vùng lãnh thổ người lao động đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); quyền lợi, chế độ của người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ khác; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và đơn vị sự nghiệp không có mẫu quy định nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, hợp đồng cung ứng lao động ký kết với bên nước ngoài tiếp nhận lao động (nếu có) và có những nội dung sau đây:
Thời hạn làm việc; ngành, nghề công việc phải làm; nước đến làm việc, địa điểm làm việc; giáo dục định hướng trước khi đi làm việc; bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ (nếu có); chi phí người lao động phải trả trước khi đi; điều kiện, môi trường làm việc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn, vệ sinh lao động; tiền lương và tiền thưởng (nếu có), tiền làm thêm giờ, các khoản khấu trừ từ lương (nếu có); điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc; trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại; chế độ khám bệnh, chữa bệnh và quyền lợi, chế độ khác (nếu có); chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; ký quỹ, bảo lãnh để thực nghĩa vụ của hợp đồng (nếu có); việc thanh lý hợp đồng; cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp; thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Cơ sở pháp lý: Điều 14 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH.
>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng lao động ra nước ngoài
Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng xuất khẩu lao động
Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng
- Luật sư tư vấn về quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng xuất khẩu lao động;
- Tư vấn cách hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp hiện nay;
- Dịch vụ soạn thảo hợp đồng xuất khẩu lao động;
- Tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng xuất khẩu lao động;
- Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong tranh chấp hợp đồng xuất khẩu lao động;
- Hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan.
Trong thời đại hội nhập hóa như hiện nay, hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài làm việc ngày càng trở nên phổ biến và nhu cầu ngày càng tăng cao. Hợp đồng xuất khẩu lao động là văn bản pháp lý quan trọng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần ư vấn luật hợp đồng, Quý khách vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.