Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa đang là vấn đề mà nhiều người lao động quan tâm. Hiện nay, nước ta có rất nhiều người chọn con đường xuất khẩu lao động sang nước ngoài, chủ yếu là sang Nhật Bản, Đài Loan,…. Với bài viết dưới đây, Luật Long Phan sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa qua bài viết sau đây:
Xuất khẩu lao động
Mục Lục
Quy định về đặt cọc
Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác, trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bản chất của đặt cọc là để bảo đảm cho các bên giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Nếu một trong hai bên vi phạm hợp đồng đặt cọc thì việc xử lý số tiền đặt cọc sẽ theo thỏa thuận của bên thể hiện trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng không có quy định thì giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.
Tiền đặt cọc
Một số trường hợp bị huỷ đơn hàng đi xuất khẩu lao động
Lý do từ phía người lao động:
- Trong thời gian chờ ngày đi, có thể người lao động gặp một số vấn đề về sức khỏe nên không thể tiếp tục đi xuất khẩu lao động được và phải hủy hợp động.
- Người lao động có vấn đề trục trặc về hồ sơ, giấy tờ nên không thể đi được.
- Do các vấn đề cá nhân nên người lao động buộc phải hủy hợp đồng đi xuất khẩu lao động (do lao động ý thức kém, không cố gắng học ngoại ngữ, mắc tiền án tiền sự trước khi xuất cảnh…)
Lý do từ phía công ty tiếp nhận:
- Phía công ty tiếp nhận nước ngoài gặp vấn đề như phá sản, ngừng kinh doanh,..
- Công ty tiếp nhận không đủ khả năng tiếp nhận thực tập sinh nước ngoài làm việc theo quy định
- Hủy hợp đồng do công y không xin được tư cách lưu trú cho người lao động
- Hủy do trước đó công ty có nhiều lao động nước ngoài bỏ trốn hoặc làm việc bất hợp pháp
Có lấy lại được tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa?
- Trường hợp người lao động huỷ đơn hàng đi xuất khẩu lao động
Người lao động không muốn đi xuất khẩu lao động và muốn lấy lại số tiền đã đặt cọc thì phải xem xét lại những quy định được được ký kết trong hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng ghi rõ nếu người lao động tự ý hủy hợp đồng thì sẽ mất tiền đặt cọc thì các bên sẽ thực hiện như những gì đã ký kết và người lao động sẽ phải chịu mất phần tiền đã đặt cọc kia, Tuy nhiên, có thể thỏa thuận lại với bên phía công ty
Thông thường, nếu người lao động hủy đơn hàng trong thời gian chưa trúng tuyển chính thức thì phía công ty phái cử sẽ phải trả lại hồ sơ và người lao động không phải chịu các chi phí phát sinh mà công ty đã chi để làm thủ tục (chi phí làm hồ sơ, chi phí làm thủ tục xin visa, chi phí phá vỡ hợp đồng nếu có). Sau khi đã được thông báo trúng tuyển chính thức thì buộc phải chịu trách nhiệm với công ty phái cử cũng như công ty tiếp nhận ở nước ngoài. Người lao động hủy đơn hàng thì toàn bộ chi phí đã đóng (hoặc theo ký kết ban đầu khi tham gia đơn hàng) sẽ không được trả lại do phải bù vào chi phí bồi thường cho công ty tiếp nhận, phí đơn hàng…
Vấn đề bồi thường thiệt hại đặt ra trong trường hợp có thiệt hại xảy ra do lỗi của một bên. Nếu việc người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng với Công ty không có lí do và công ty chứng minh được có thiệt hại xảy ra thì ngoài khoản tiền đặt cọc đã nộp vào công ty còn phải bồi thường thêm cho công ty theo đúng thiệt hại hợp lý mà công ty chứng minh được.
- Trường hợp hủy đơn hàng do phía công ty phái cử hoặc công ty tiếp nhận ở nước ngoài
Nếu hủy đơn hàng vì lỗi của công ty phái cử hoặc công ty tiếp nhận thì người lao động sẽ được nhận lại hết những khoản phí đã đóng tại công ty.
Huỷ đơn hàng đi xuất khẩu lao động
Cách giải quyết khi công ty không trả lại tiền đặt cọc
Khoản 4 Điều 25 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng năm 2020 quy định: “Trường hợp có tranh chấp phát sinh về việc doanh nghiệp dịch vụ không trả tiền ký quỹ, người lao động có quyền kiến nghị đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trong trường hợp công ty không trả lại tiền đặt cọc, người lao động có quyền khiếu nại lên Bộ lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện ra Toà án.
Luật sư tư vấn đòi lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động nữa
- Tư vấn giải quyết tranh chấp tiền đặt cọc khi đi xuất khẩu lao động
- Tư vấn đòi lại tiền cọc khi người lao động không đi xuất khẩu lao động nữa.
- Giải đáp các vướng mắc liên quan đến vấn đề đặt cọc khi đi xuất khẩu lao động
Cách lấy lại tiền cọc khi không đi xuất khẩu lao động đã được Luật Long Phan hướng dẫn cụ thể trong bài viết trên. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn giải quyết tranh chấp lao động , Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để nhận được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.