Tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật không

Tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật không? Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, việc thay đổi mức cấp dưỡng phải được thực hiện thông qua thỏa thuận giữa cha mẹ hoặc quyết định của Tòa án. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể thắc mắc này, đồng thời phân tích chi tiết quy định pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn và hướng dẫn thủ tục yều cầu thay đổi mức cấp dưỡng.

Tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật không?
Tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau khi ly hôn có vi phạm luật không?

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ với con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Trong đó, con chưa thành niên là con con chưa đủ 18 tuổi trở lên theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015. Đồng thời, các trường hợp được chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nêu tại Điều 118 Luật Hôn nhân và Gia đình gồm:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Vợ hoặc chồng (gặp khó khăn, túng quẫn) sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác…

Như vậy, có thể thấy, sau khi ly hôn, cha mẹ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con khi thuộc các trường hợp sau đây: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Mức cấp dưỡng đối với con

Khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng đối với con như sau: Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Có thể thấy, pháp luật không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu hay tối đa cụ thể là bao nhiêu mà phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác.

Khi giải quyết ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho con mình. Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào thu nhập thực tế của người không trực tiếp nuôi con mà phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con cũng như mức chi phí hợp lý cho nhu cầu thiết yếu của con.

Thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn được không?
Thay đổi yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn được không?

Có vi phạm khi tự ý thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn?

Căn cứ Khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rõ:

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu không đồng ý với mức cấp dưỡng ban đầu thì vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi mức cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, nếu tự ý thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật.

>>> Xem thêm: Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn giải quyết như thế nào?

Thủ tục thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Tự thỏa thuận

Để thay đổi được mức cấp dưỡng, vợ, chồng có thể tự thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu trên, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong việc quyết định mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Chính vì vậy, hai bên tự thỏa thuận về mức cấp dưỡng phù hợp tùy vào điều kiện của bên cấp dưỡng cũng như nhu cầu thiết yếu của người con được cấp dưỡng.

Yêu cầu Tòa án giải quyết

Trường hợp hai bên không tự thỏa thuận được thì người có yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng có thể nộp đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đến Tòa án để giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Hồ sơ yêu cầu gửi đến Tòa án bao gồm:

  • Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng: mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;
  • Quyết định hoặc bản án ly hôn;
  • CCCD/hộ chiếu còn hạn sử dụng;
  • Chứng cứ chứng minh yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng: giấy tờ, tài liệu chứng minh như giấy vay nợ, hồ sơ khám bệnh, hóa đơn…

Thủ tục yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nộp đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng đến Tòa án có thẩm quyền
  • Bước 2: Tòa án thụ lý đơn
  • Bước 3: chuẩn bị xét xử
  • Bước 4: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm
  • Bước 5: Ra bản án
  • Bước 6: Kháng cáo, kháng nghị (nếu có)
Luật sư tư vấn thay đổi mức cấp dưỡng
Luật sư tư vấn thay đổi mức cấp dưỡng

>>> Xem thêm: Trình tự nộp đơn khởi kiện đúng tòa án có thẩm quyền giải quyết

Dịch vụ tư vấn, hướng dẫn thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn

Luật Long Phan PMT cung cấp dịch vụ tư vấn, hướng dẫn thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn uy tín, chuyên nghiệp. Sau đây là các dịch vụ của Chúng tôi:

  • Tư vấn các điều kiện để yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Tư vấn các các căn cứ để Tòa án đồng ý thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Tư vấn, hướng dẫn thu thập các tài liệu chứng cứ làm căn cứ thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Hướng dẫn trình tự, thủ tục yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Luật sư tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
  • Tư vấn và giải đáp các vấn đề khác liên quan đến thay đổi mức cấp dưỡng.

Qua bài viết trên, Luật Long Phan PMT đã giải đáp cho Quý khách về việc thay đổi mức cấp dưỡng hợp pháp sau khi ly hôn. Nếu Quý khách còn bất cứ thắc mắc gì hay có nhu cầu được tư vấn cụ thể hơn hoặc các vấn đề liên quan, vui lòng liên hệ Công ty Luật Long Phan PMT qua số Hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư Hôn nhân gia đình tư vấn, giải đáp thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn chi tiết nhất.

>>> Bài viết bạn có thể quan tâm:

Tags:

Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  Miễn Phí: 1900.63.63.87