Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn giải quyết như thế nào?

Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng là một vấn đề thường xảy ra và khó giải quyết khi các cặp vợ chồng ly hôn. Việc cha mẹ ly hôn phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của người con, đặc biệt là con nhỏ. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ nhằm phần nào tạo điều kiện sống tốt nhất cho người con. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ hướng dẫn giải quyết tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn.

Tranh chấp về nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con cái

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn

Quyền yêu cầu cấp dưỡng là gì?

Cấp dưỡng là việc một cá nhân có nghĩa vụ đóng góp công sức nuôi dưỡng bằng tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng” trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

Nghĩa vụ cấp dưỡng là một nghĩa vụ thuộc về nhân thân, không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Không phải đối tượng nào cũng có nghĩa vụ thực hiện việc cấp dưỡng mà chỉ các trường hợp được pháp luật quy định. Hiện nay, các trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà pháp luật quy định bao gồm:

  • Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014);
  • Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 111 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014);
  • Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014);
  • Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng (Điều 112 của Luật Hôn nhân và Gia đình);
  • Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng (Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014);
  • Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
  • Cháu đã thành niên không sống chung với cô, dì, chú, cậu, bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cô, dì, chú, cậu, bác ruột trong trường hợp người cần được cấp dưỡng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng (Điều 113 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014)
  • Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình (Điều 115 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng

quy dinh cua phap luat ve muc cap duong

Mức cấp dưỡng đối với con cái khi ly hôn

  • Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng;
  • Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi.
  • Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
  • Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết (Điều 117 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Về hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 119 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 bao gồm:

  • Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
  • Người thân thích; Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ.

Theo quy định của pháp luật, “người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng” (Điều 54 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017).

Về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt trong các trường hợp được quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Các trường hợp cụ thể như sau:

  • Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
  • Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
  • Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
  • Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
  • Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
  • Trường hợp khác theo quy định của luật.

Thủ tục giải quyết tranh chấp

nhung phuong thuc giai quyet tranh chap cap duong

Giải quyết tranh chấp cấp dưỡng bằng hòa giải

Nếu không thể tự thỏa thuận để giải quyết tranh chấp các bên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Căn cứ vào Khoản 5 Điều 28 và điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với tranh chấp về cấp dưỡng.

Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện
  1. Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
  2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
  4. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Luật sư tư vấn về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Khi sử dụng dịch vụ tư vấn về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, luật sư của Luật Long Phan PMT sẽ thực hiện các hoạt động như sau:

  • Tư vấn các quy định liên quan đến cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu thực hiện cấp dưỡng sau ly hôn
  • Tư vấn về chuẩn bị hồ sơ tranh chấp ly hôn, nuôi con;
  • Cung cấp mẫu đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi ly hôn
  • Tư vấn soạn thảo đơn yêu cầu, đơn khởi kiện khi thực hiện tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn;
  • Hướng dẫn quy trình gửi đơn và xử lý yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền, trực tiếp nộp đơn giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền.

Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu. Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận với nhau hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết về việc ai phải có nghĩa vụ cấp dưỡng và mức cấp dưỡng. Nếu bạn đọc còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến Luật sư Hôn nhân gia đình hoặc thông qua hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ tư vấn.

>>> Bài viết bạn có thể quan tâm:

Scores: 4.75 (4 votes)

Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87

Kênh bong đa truc tuyen Xoilacz.co luck8