Tội khai thác khoáng sản trái phép – Mức xử phạt mới nhất

Tội khai thác khoáng sản trái phép khi thực hiện hành vi khai thác khoáng sản không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khai thác khoáng sản trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Bài viết này sẽ thông tin cụ thể đến Quý bạn đọc về cấu thành, hình phạt và các quy định có liên quan tội khai thác khoáng sản trái phép.

Mức hình phạt tội khai thác khoáng sản trái phép

Mức hình phạt tội khai thác khoáng sản trái phép

Thế nào là khai thác khoáng sản trái phép?

Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trong quy hoạch tỉnh, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Như vậy, khai thác khoáng sản trái phép là hoạt động thu hồi khoáng sản của cơ quan, tổ chức không có quyền hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi, quyền hạn của mình, không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Khoáng sản 2010 sửa đổi, bổ sung 2018

Xác định tội khai thác khoáng sản trái phép

Căn cứ Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 hành vi khai thác khoáng sản trái phép có thể cấu thành tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sau:

Khách thể của tội phạm

  • Khách thể của tội phạm này là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quản lý trong lĩnh vực nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
  • Đối tượng tác động của tội phạm này là tài nguyên như: Quặng, rừng, các nguồn năng lượng… Tài nguyên chỉ là những sản phẩm tự nhiên chưa qua chế biến hoặc qua quá trình sản xuất.

Khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên trái phép

Khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên trái phép

Mặt khách quan

  • Hành vi khách quan của người phạm tội này chính là hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất  liền, hải đảo, nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép.
  • Hậu quả của hành vi khai thác khoáng sản trái phép: Gây thiệt hại cho môi trường tài nguyên thiên nhiên Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng rừng và diện tích đất rừng xung quanh khu vực khai thác cũng như phá vỡ đi cảnh quan thiên nhiên, những di tích lịch sử để lại.
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản trái phép, không phải do các nguyên nhân khác. Nếu hành vi vi phạm không gây hậu quả, hậu quả không do hành vi vi phạm gây ra thì không cấu thành tội phạm vi phạm các quy định về khai thác khoáng sản trái phép.

Mặt chủ quan

  • Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được thực hiện với lỗi cố ý.
  • Động cơ mục đích không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành. Tội phạm này thường có động cơ, mục đích là vụ lợi. Các hành vi phạm tội thường thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép… từ đó ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên tại Việt Nam và những quy định về khai thác khoáng sản của Nhà nước.

Chủ thể

Chủ thể của tội khai thác khoáng sản trái phép là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Mức xử phạt đối với hành vi khai thác khoáng sản trái phép

Đối với cá nhân:

Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
  • Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Có tổ chức;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép

Xử lý hành vi khai thác khoáng sản trái phép

Đối với pháp nhân:

Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
  • Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Có tổ chức;
  • Gây sự cố môi trường;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Lưu ý: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Tư vấn về tội khai thác khoáng sản trái phép

Luật Long Phan PMT cung cấp đến Quý khách hàng dịch vụ tư vấn khai thác khoáng sản trái phép như sau:

  • Tư vấn các quy định liên quan đến pháp luật hình sự như: Hành vi phạm tội, các loại tội doanh, khung hình phạt và các quy định pháp luật liên quan đến tội khai thác khoáng sản trái phép
  • Luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, cụ thể luật sư hình sự tham gia vào các giai đoạn tố tụng như giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, và tố tụng tại Tòa án các cấp cũng như giai đoạn thi hành án.
  • Luật sư hình sự tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại,
  • Luật sư tham gia vào thu thập các thông tin, cũng như bằng chứng, chứng cứ cho người bị hại, theo đó người bị hạn được hưởng đúng quyền và lợi ích cũng như bồi thường hợp pháp cho người bị đối với tội khai thác khoáng sản trái phép
  • Bào chữa cho bị can, bị cáo, người tạm giam giữ, tạm giam tại các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án khai thác khoáng sản trái phép
  • Tư vấn chính sách pháp luật về việc tha tù trước thời hạn như phạm nhân cải tạo tốt, được đặc xá, ân xá…

>>>Xem thêm: Các Công Việc Luật Sư Phải Làm Khi Nhận Bào Chữa Cho Bị Cáo Trong Vụ Án Hình Sự

Việc khai thác khoáng sản trái phép được thể hiện thông qua hành vi nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Qua đó, điều này sẽ dựa vào nguồn thu lợi bất chính hoặc phần trăm thương tích của một người để xác định tội danh và định khung hình phạt. Để có thể hiểu sâu hơn về tội khai thác khoáng sản trái phép, xin hãy liên hệ Luật sư hình sự qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (52 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87