Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?

Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn là một thủ tục được luật quy định, khi con đủ 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con về việc muốn sống với ai. Khi ly hôn, ngoài việc chia tài sản thì giành quyền nuôi con là một việc rất quan trọng đối với các bậc phụ huynh. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

xem xet nguyen vong co tren 7 tuoi
Thủ tục lấy ý kiến con trên 7 tuổi để trẻ em được trình bày tâm tư, nguyện vọng

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Khi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng mâu thuẫn trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt và không thể kéo dài thì vợ chồng có thể tìm cách giải thoát cho nhau bằng cách ly hôn (Đơn phương ly hôn hoặc ly hôn thuận tình). Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp:

  • Con chưa thành niên
  • Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự nuôi chính mình.

Về nguyên tắc giải quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn căn cứ vào khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rằng:

  • Vợ chồng được quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền hạn của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
  • Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì xem xét nguyện vọng của con.

Quyền nuôi con khi con đủ 7 tuổi trở lên

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (về thủ tục giải quyết vụ án ly hôn); Theo Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về thuận tình ly hôn) và Khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (về việc xét nguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn):

  • Để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 7 tuổi trở lên;
  • Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em.
  • Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Khi con đủ 7 tuổi để Tòa án xem xét nguyện vọng của con thì con cần viết đơn trình bày nguyện vọng đó của con cho Tòa án, để Tòa án xem xét và giải quyết nguyện vọng đó.

Việc lấy ý kiến của con cái là cần thiết vì khi cha mẹ ly hôn, các em đã mất đi một điểm tựa quan trọng nhất là mái ấm gia đình nên rất cần hỏi ý kiến để các em nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình.

Thực tế cho thấy đa phần các Tòa án lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên bằng văn bản (bản khai, tự khai viết tay, hoặc đánh máy) có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha mẹ. Tại địa phương đã thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên, việc lấy ý kiến của con thực hiện tại Phòng trẻ em của Tòa chuyên trách này trước khi xét xử vụ việc.

>>> Xem thêm: Con Cái Có Được Chọn Người Nuôi Dưỡng Khi Cha Mẹ Ly Hôn Không?

Con không đồng ý về ở thì có giành quyền nuôi con được không?

tham khao nguyen vong cua con
Việc lấy ý kiến của con mang tính tham khảo

Trên thực tế, ý kiến của con thường mang tính định hướng, tham khảo, là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định. Luật chỉ quy định “xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi”, tức trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con để dựa vào căn cứ này và một số các điều kiện khác mới xác định ai có quyền nuôi con.

Việc quyết định ai có quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

Nếu con không đồng ý về ở thì vẫn có thể có quyền giành nuôi con nếu chứng minh được cho Tòa thấy mình có khả năng nuôi con tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt của con. Một số điều kiện giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn có thể kể đến như:

  • Phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định… để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi…
  • Chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con;
  • Chứng minh luôn có đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con;
  • Chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, Không dành thời gian chăm sóc con, Không có thu nhập ổn định…

>>> Xem thêm: Thủ tục giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?

Khi vợ, chồng không thỏa thuận được việc trực tiếp nuôi con thì điều này sẽ do Tòa án quyết định, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với bố hay mẹ.

  • Việc lấy ý kiến của trẻ phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ;
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ;
  • Phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ. (Khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định);
  • Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em; đồng thời, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.

Thủ tục lấy ý kiến của con trẻ là bắt buộc trong giải quyết án ly hôn được quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình và Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Để xác định lấy ý kiến của con được thực hiện mấy lần, cần xét các trường hợp như:

  • Việc lấy ý kiến được thực hiện tại trụ sở Tòa án trước khi xét xử vụ việc ly hôn. Có Tòa án yêu cầu cha mẹ hướng dẫn con viết Bản tự khai (thể hiện nguyện vọng của con, có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha, mẹ) ngoài trụ sở Tòa án.
  • Cũng có trường hợp, Tòa án lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, sau đó, theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa tiếp tục triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý nguyện của con.

Lưu ý:

Người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn có thể bị thay đổi theo quyết định của Toà án nếu có yêu cầu của cha, mẹ hoặc người thân thích, tổ chức khi có một trong các căn cứ sau đây:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Khi thay đổi người trực tiếp nuôi con cũng phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trường hợp các bậc cha mẹ không hợp tác, không đưa con cái tới để tòa lấy ý kiến của các em vì không muốn cho con cái biết họ ly hôn, sợ các em bị tổn thương về tâm lý. Gặp tình huống này, tòa vẫn phải tiếp tục giải quyết án bởi nếu tòa ra quyết định đình chỉ giải quyết án dân sự với lý do không có nguyện vọng của con trẻ là không đúng. Bởi trong vụ án ly hôn, con trẻ không có tư cách tham gia tố tụng.

phai lay y kien con tren 7 tuoi
Lấy ý kiến của con trên 7 tuổi là một thủ tục bắt buộc

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về việc lấy ý kiến của con trên 7 tuổi khi ly hôn. Quý bạn đọc nếu có nhu cầu được tư vấn pháp lý liên quan đến mẫu đơn ly hôn hoặc dịch vụ luật sư ly hôn, luật sư ly hôn,  xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Nguyễn Trần Phương - Tác giả: Trần Hường

Trần Hường – Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Tư vấn đa lĩnh vực từ dân sự, thừa kế, hôn nhân gia đình và pháp luật lao động. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

2 thoughts on “Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87