Sống chung không đăng ký kết hôn thì tài sản chia thế nào ?

Sống chung không đăng ký kết hôn là tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên việc phân chia tài sản khi chấm dứt quan hệ chung sống thường gặp nhiều khó khăn. Theo quy định pháp luật Việt Nam, quan hệ nam nữ này không được công nhận là quan hệ vợ chồng hợp pháp, dẫn đến các hậu quả pháp lý về quyền sở hữu tài sản. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết của Long Phan PMT sẽ phân tích chi tiết các quy định pháp luật liên quan.

Sống chung không đăng ký kết hôn có phải là vợ chồng hợp pháp
Sống chung không đăng ký kết hôn có phải là vợ chồng hợp pháp

Định nghĩa quan hệ hôn nhân

Theo khoản 1 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đăng ký kết hôn. Quan hệ nam nữ chỉ được công nhận là quan hệ vợ chồng khi đáp ứng đầy đủ điều kiện về đăng ký kết hôn. Việc chung sống không đăng ký kết hôn không được pháp luật công nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp.

Quy định liên quan đến sống chung không đăng ký kết hôn

Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nam nữ chung sống không đăng ký kết hôn không làm phát sinh quan hệ vợ chồng về mặt pháp lý. Pháp luật quy định rõ các hậu quả pháp lý khi chấm dứt quan hệ chung sống. Việc giải quyết tài sản trong trường hợp này tuân theo Điều 14, Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên.
  • Trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.
Hậu quả của việc sống chung nhưng không đăng ký kết hôn
Hậu quả của việc sống chung nhưng không đăng ký kết hôn

Nguyên tắc chia tài sản khi không đăng ký kết hôn

Theo quy định tại Điều 207 và 219 Bộ luật Dân sự 2015, việc chia tài sản tuân theo các nguyên tắc sau:

Ưu tiên giải quyết theo thỏa thuận:

  • Các bên tự thương lượng về phần chia tài sản trong quá trình sống chung.
  • Việc phân chia tài sản phải được lập văn bản thỏa thuận để có cơ sở và tính pháp lý.
  • Việc công chứng, chứng thực là không bắt buộc nhưng các bên có thể thực hiện. Đặc biệt, đối với các tài sản là bất động sản, tài sản có đăng ký việc công chứng, chứng thực sẽ tránh tranh chấp về sau.

Trường hợp không thỏa thuận được:

  • Khi hai bên không tự đạt được thảo thuận, việc phân chia tài sản áp dụng quy định về sở hữu chung theo Bộ luật Dân sự 2015. Đây không phải là tranh chấp pháp sinh trong quan hệ hôn nhân nên không thể áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Việc phân chia tài sản có tính đến nguồn hình thành tài sản và tỷ lệ đóng góp của từng người.

Bảo đảm quyền lợi của phụ nữ và con cái:

  • Công việc nội trợ được tính là lao động có thu nhập. Do đó, việc phân chia tài sản phải tính toán cả công việc nội trợ của phụ nữa.
  • Mặc dù quan hệ vợ chồng không được xác lập hợp pháp, tuy nhiên qua hệ cha mẹ con cái vẫn hình thành. Do đó, việc phân chia tài sản luôn ưu tiên bảo vệ lợi ích của con chung.
  • Đảm bảo chỗ ở cho người nuôi con.

 

Tư vấn phân chia tài sản khi không đăng ký kết hôn
Tư vấn phân chia tài sản khi không đăng ký kết hôn

Tư vấn pháp lý trong các trường hợp tranh chấp tài sản

Long Phan PMT là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, kinh nghiệm trong các lĩnh vực tranh chấp tại tài chung, tài sản riêng. Tại Long Phan PMT, Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng các dịch vụ sau:

  • Tư vấn pháp lý liên quan đến tính chất, quy định về tài sản phát sinh trong thời kỳ sống chung của nam, nữ.
  • Tư vấn và đề xuất soạn thảo các văn bản phù hợp để xác định việc phân chia tài sản.
  • Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của khách hàng và quy định pháp luật liên quan.
  • Đại diện giải quyết tranh chấp (nếu có).
  • Thực hiện thủ tục đăng ký đối với tài sản là bất động sản, tài sản có đăng ký.

>> Xem thêm:

Giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng không giấy đăng ký kết hôn

Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn

Để tránh những tranh chấp không đáng có về tài sản khi chung sống không đăng ký kết hôn, Quý khách cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật hoặc tham vấn ý kiến Luật sư. Long Phan PMT với đội ngũ luật sư sẵn sàng tư vấn chi tiết về vấn đề này. Liên hệ ngay hotline 1900636387 để được hỗ trợ tốt nhất.

Tham vấn Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87