Con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn vốn đã được pháp luật về hôn nhân và gia đình quy định. Nhiều người không hiểu rõ đều cho rằng con cái không có quyền chọn người nuôi dưỡng mà chỉ có cha mẹ mới có quyền quyết định. Do đó, bài viết dưới đây sẽ bổ sung một số kiến thức cho mọi người về đề tài này.

Quy định pháp luật về việc nuôi dưỡng con sau khi cha mẹ ly hôn
Về quyền nuôi dưỡng con cái
Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền nuôi dưỡng con cái sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Về quyền giao con cho cha mẹ nuôi sau khi ly hôn
Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về quyền giao con cho cha mẹ nuôi sau khi ly hôn:
Do hai bên tự thỏa thuận.
Tòa án xem xét khi vợ chồng không thỏa thuận được người sẽ trực tiếp nuôi con.
Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
>>> Xem thêm: Ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu khi cha mẹ mất không?
Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Điều 82 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cụ thể như sau:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Vì vậy, nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn phải có là nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Điều 116 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận được căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 117 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014 cũng có quy định về phương thức cấp dưỡng. Cụ thể việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.
>>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xác Định Mức Cấp Dưỡng Nuôi Con Khi Khởi Kiện Ly Hôn

Quy định pháp luật về độ tuổi con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn Nhân và Gia Đình 2014, con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Như vậy, độ tuổi mà con cái có quyền chọn người nuôi dưỡng là từ 07 tuổi trở lên.
Việc lấy ý kiến của con có thể thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại phiên tòa. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất về mặt tinh thần của con, tòa án sẽ ưu tiên phương án lấy ý kiến bằng văn bản.
>>> Xem thêm: Tòa lấy ý kiến con trên 7 tuổi trong vụ án ly hôn mấy lần?

Luật sư tư vấn về nghĩa vụ nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn
Khi sử dụng dịch vụ, Long Phan PMT giúp Quý khách hàng những vấn đề sau đây:
- Thực hiện thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn viết Đơn khởi kiện ly hôn, Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phù hợp với quy định của pháp luật.
- Giải quyết các yêu cầu về chọn người nuôi dưỡng nếu như Quý khách hàng có yêu cầu.
- Chuẩn bị hồ sơ để làm các công việc công chứng giấy tờ theo yêu cầu của Quý khách hàng.
- Tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con.
Trên đây là bài viết tổng hợp về các quy định của pháp luật liên quan tới việc con cái có được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn không. Khi đủ độ tuổi luật định, con cái được quyền trình bày ý kiến về người trực tiếp nuôi dưỡng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình hỗ trợ vui lòng liên hệ với Long Phan PMT qua hotline: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn.
>>> Bài viết bạn có thể quan tâm:
- Luật sư tư vấn về giành quyền nuôi con khi ly hôn
- Thủ tục thay đổi cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn
Tags: Tranh chấp cấp dưỡng
Cháu là Tâm, hiện cháu đã 14t, em gái 10t. Bố mẹ cháu muốm ly hôn và cả hai đều muốn nuôi con chung. Hai chị em cháu đều có nguyện vọng ở với mẹ. Nhưng bố cháu sẽ không kí đơn nếu mẹ cháu ghi “quyền quyết định ở hai con”, bố cháu muốn ghi “con chung do chồng nuôi”. Vậy nếu ghi như thế thì Quý toà có hỏi lại chúng cháu ở với ai không và chúng cháu có được về với mẹ không ạ? Bố cháu chuẩn mực đạo đức không đúng, không có việc làm, điều kiện tinh thần lẫn vật chất đều không có. Liệu ghi như kia để bố cháu đồng ý kí thì chúng cháu có được ở với mẹ? Cháu mong bên chú sẽ hồi đáp lại câu hỏi của cháu. Cháu trân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Công ty Luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 55 Luật HNGĐ 2014, việc thuận tình ly hôn sẽ được Tòa án công nhận nếu hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Trong trường hợp việc thỏa thuận không đảm bảo quyền lợi chính đáng của con thì Tòa án sẽ giải quyết việc ly hôn. Theo quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ 2014 thì Tòa án phải xem xét đến nguyện vọng của con lớn hơn 07 tuổi.
Việc bố bạn có chuẩn mực đạo đức không đúng, không có việc làm, điều kiện tinh thần lẫn vật chất đều không có sẽ làm ảnh hưởng đến quyền của bạn và em gái. Nếu bố mẹ cháu thỏa thuận việc nuôi hai con chung và ghi trong đơn là “Con chung do chồng nuôi” nhưng những điều kiện của bố cháu không đảm bảo về điều kiện phát triển của hai cháu thì Tòa có thể giải quyết việc ly hôn về vấn đề con chung theo quy định tại Điều 81 Luật HNGĐ 2014. Và Tòa sẽ xét đến nguyện vọng của hai chị em cháu do hai cháu đều đã lớn hơn 07 tuổi.
Hoặc bố mẹ cháu thỏa thuận ghi trong đơn về việc “Con chung do chồng nuôi” nhưng trong quá trình hòa giải mẹ cháu có thể thay đổi yêu cầu về việc nuôi con chung trong ly hôn theo quy định tại Điều 70 BLTTDS 2015.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!
Ba đứa con, bế út đã 10 t, ly hôn muốn đuọc ở với mẹ,vì bố hay chửi mắng, mẹ là giao viêncông việc ổn định, có nha , đất, dưng tên mẹ nhưng mua trong thời gian kết hôn bố đang thất nghiẹp, , vậy mẹ cho quyền được nuối hết 3 con k. Và nếu bố k chịu ly hon thi me có quyền nhờ pháp luật can thiep để được nuôi con k ạ?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Bạn vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.
Con hiện 18t, em trai 11t. Bố mẹ con muốn ly hôn và cả hai chị em con đều muốn theo mẹ. Hiện tại bố có nợ ngân hàng 600tr. Cho con hỏi là sau khi ly hôn việc phân chia tài sản sẽ diễn ra như thế nào ạ ?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Dạ thưa cháu tên Linh năm nay 14 tuổi em gái 8 tuổi em trai 3 tuổi
Cho cháu hỏi ly hôn thì cháu với em gái cháu có quyền lựa chọn người nuôi dưỡng ko
Và bố cháu đều muốn nuôi cả ba đứa trong khi bố có hành vi bạo lực GĐ đánh mẹ cháu nhưng bố cháu có tài sản thì mẹ cháu pải làm thế nào mới có quyền nuôi đứa em 3 tuổi đc ạ
Và sau 18 tuổi có thể về ở vơi người mà ko có quyền nuôi được không ạ ?
Mong chú trả lời ạ
Chào bạn, đối với thắc mắc của bạn, công ty Luật Long Phan PMT xin được giải đáp như sau:
Thứ nhất, theo quy định của pháp luật, nguyên tắc giải quyết quyền nuôi con sau khi ly hôn căn cứ vào khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Theo đó, nếu cha mẹ không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Như bạn trình bày, bạn đã 14 tuổi và em gái của bạn đã 8 tuổi, do đó khi Tòa án quyết định giao con cho ai nuôi sẽ xem xét nguyện vọng của bạn và em gái của bạn.
Tuy nhiên, bạn cần phải hiểu rằng, theo quy định của pháp luật, Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của bạn để ra quyết định giao bạn và em bạn cho ai nuôi, không phải hoàn toàn sẽ quyết định dựa trên nguyện vọng của bạn. Bởi lúc này Tòa còn phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của bạn và các em của bạn mới ra quyết định.
Về em trai 3 tuổi của bạn, pháp luật quy định rằng, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi (trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con). Do đó bạn cần xác định chính xác rằng em trai của bạn đã đủ 3 tuổi hay chưa, nếu dưới 3 tuổi thì sẽ giao cho mẹ bạn nuôi nếu mẹ bạn đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Nếu trên 3 tuổi thì Tòa án sẽ tự quyết định dựa trên quyền lợi của em trai bạn.
Thứ hai, để có thể có quyền nuôi bạn, em gái và em trai bạn, mẹ bạn cần chứng minh các điều kiện như sau:
– Điều kiện về chủ thể: Mẹ bạn phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt, không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con cái theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Điều kiện về vật chất: Chứng minh được mẹ bạn có đầy đủ các điều kiện về vật chất như: Thu nhập thực tế; công việc ổn định; chỗ ở ổn định,…Theo đó mẹ bạn phải có điều kiện về tài chính, mức thu nhập, nơi cư trú của đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho các con.
– Điều kiện về tinh thần: Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ… Theo đó mẹ bạn cần chứng minh được mình có đủ thời gian dành riêng cho con, đảm bảo con được phát triển trong sự chăm sóc của người mẹ.
Và một chi tiết quan trọng là bạn trình bày cha bạn có hành vi bạo lực gia đình, đây là điều quan trọng để Tòa án ra quyết định giao bạn và các em bạn cho ai nuôi vì dù cha bạn có điều kiện về tài chính hơn mẹ bạn nhiều lần nhưng lại thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình thì Tòa sẽ giao bạn và các em bạn cho mẹ bạn nuôi, chỉ cần mẹ bạn đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Thứ ba, pháp luật chỉ quy định sau ly hôn cha mẹ có quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Đối với con đã thành niên (trên 18 tuổi) thì pháp luật không có quy định cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hay cấp dưỡng sau khi ly hôn. Do đó nếu bạn đã trên 18 tuổi tức đã thành niên, bạn có quyền quyết định việc ở với ai.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi liên quan đến nội dung mà bạn cần tư vấn. Trường hợp có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý, vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.
Cháu là Quyen năm nay cháu đã được 16t . Ba me cháu muốn ly hôn hỏi cháu là định sẽ ở với ai. Hiện gia đình cháu có 5 người gồm Bà Nội, Ba, Mẹ, Chị và cháu ,chị cháu đã có chồng , bà cháu thì đã 83 tuổi và ở chung với gia đình cháu nếu bame chau ly hôn cháu muốn tạm thời ở với bà và ba cho đến khi bà mất cháu sẻ tự quyết định cho bản thân mình muốn theo ba hoặc mẹ thì có được hay không ạ
Cháu mong sẻ nhận đc sự trả lời
Cháu cảm ơn.
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Nhờ Luật sư tư vấn dùm e chút ạ
Con e được 5th , do tình cảm vợ chồng k còn nên e muốn ly hôn, vậy e có được quyền nuôi con k ạ?
Và e phải làm như thế nào ạ?
Nhờ tư vấn dùm e. E cảm ơn ạ
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Chào luật sư !
Con tên Nguyễn Thị Huỳnh như sinh năm 2002 đang sinh sống 1 mình tại tphcm con có một nan đề chưa hiểu rõ về việc quyền nuôi dưỡng con cái khi ba mẹ ly hôn, ba mẹ con đã ly thân 3/4 năm quyết định sẽ ly hôn vào năm nay nhưng do giấy tờ cá nhân chưa hoàn tất nên chưa ra tòa được, lúc trước con sinh sống cùng ba mẹ nhưng do ba ngoại tình nên mẹ con bỏ đi làm xa ,cũng có nhắn tin hỏi thăm và gọi điện thoại cho con,ba thì ngược lại ạ ,có rất nhiều người bên ngoài để vui vẻ con còn có bằng chứng ,chứng minh ông ấy ngoại tình, ông ấy không chăm sóc tốt cho con cũng như sự dạy dỗ thành người như thế nào ra cuộc đời phải sống ra sao về mặc dạy dỗ giáo dục thì cả ba lẫn mẹ điều không có dạy cho con ,ba mẹ cháu phân biệt đối xử nam và nữ con rất thiệt thòi khi sống cùng ba và mẹ ,chồng của mẹ con từng có hành vi quấy rối con lúc đó con khoảng 15 /16 những tuy ông ấy không làm gi con nhưng ông ấy từng mở clip 18+ trước mặc con ,con đã thử làm lơ xem như thế nào, nhưng khi con đi chơi về thì ông ấy thấy con vào lúc này ông ấy ngồi cạnh con vẫn cố tình mở clip đó lên hơn thế nữa xem cháu nhìn thấy một hồi thì mới tắt đi,do lúc đó con chưa đủ tuổi lao động nên con phải kiên nhẫn đợi đến con 18 tuổi vào cuối năm tháng 10 2020 con mới ổn định và quyết định ra ngoài ở riêng sống rất thoải mái vui vẻ an nhàn và con cũng đã tự chủ về mặc tài chính của mình, cũng là một người tốt không có tiền án tiền sự nào cả, mọi người xung quanh đánh giá con rất tốt, khi hay mẹ và chồng mẹ con ly hôn con đã suy nghĩ khi mẹ con và chồng bà ấy ra tòa giải quyết vấn đề ly hôn giữa 2 người song rồi thì con cũng 20 tuổi tự lập về tài chính rất tốt đang sống rất tự do không ai làm phiền và quấy rối, khi tòa hỏi con muốn theo ai ,con trả lời con muốn sống độc lập một mình và con muốn đề nghị không ai có quyền làm ảnh hưởng cuộc sống của con từ đây về sau ,mẹ con không hề biết về vấn đề chồng bà ấy có ý đồ xấu với con,con sẽ không nói một lời nào với bà ấy, chuyện này khi ra tòa con sẽ nói để lấy lại sự tự do và quyền riêng tư cũng như lấy lại công bằng cho chính con ,con về phần chồng mẹ con đáng để pháp luật suy xét vì ông ấy không biết lỗi và cũng không hối lỗi và cũng không nhận lỗi con sẽ nói với tòa luật pháp vẫn là luật pháp ,,,con đang sống 1 cuộc sống tự do độc lập hạnh phúc, mặc tài chính con rất mạnh tự bản thân lo tốt cho mình con không cần quyền nuôi dưỡng của ai cả và con cũng không muốn theo ai ,con mong muốn không ai làm phiền cuộc sống của con. khi ra tòa con có được quyết định như vậy không hả luật sư
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Vợ chồng anh trai tôi ly hôn năm 2017. Tòa xử 1 con ở với mẹ, 1 con ở với bố. Bố cháu ko nuôi được nên cháu ở với tôi là chú ruột từ năm 2017 và đã được tòa án ra QĐ cháu làm con nuôi tôi theo quy định đúng quy định của nhà nước. Nếu anh trai tôi vi phạm pháp luật thì cháu tôi có bị ảnh hưởng gì ko vì giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, …. cháu đều là con tôi
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Tôi và chồng lấy nhau 12 năm,có 1 con trai 12 tuổi và 1 con gái 8 tuổi.cuộc sống hôn nhân của cả hai đang lâm vào bế tắc,rất hay gây gổ cãi vã,chồng tôi còn đôi ba lần đánh tôi khi cãi vã.giờ tôi muốn ly hôn và muốn được nuôi dưỡng cả 2 con .vậy xin hỏi luật sư tôi có đc nuôi cả 2 con như mong muốn k? Và tôi cần làm những gì ?
Chào bạn, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi phản hồi qua email. Bạn vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Cháu tên là Như Anh, cháu năm nay 17 tuổi, em trai cháu năm nay 13 tuổi. Ba mẹ cháu ly hôn đến nay được 2 năm, hiện tại cháu sống với ba, trước đó khi ba mẹ cháu chuẩn bị ly hôn, họ đã hỏi cháu và em cháu muốn ở với ai và cháu và em nói muốn ở với mẹ, nhưng vì hiện đó mẹ không thể chu cấp hết cho cả hai, mà nếu tách hai đứa ra nuôi 1 đứa thì hai đứa sẽ rất buồn phiền, thiếu thốn tình chị em. Vậy nên quyết định cuối cùng là cháu và em sống với ba, nhưng vấn đề ở đây là khi mẹ cháu kí tên, mẹ cháu ghi rằng được quyền thăm con chăm nom thoải mái, ấy thế sau đó ba lại bảo rằng chỉ được đưa đi chơi, mua đồ, cho tiền các thứ chứ không được ở cùng mẹ vài hôm. Tiếp đó ba còn hay tuồn những lời lẽ rằng mẹ con bỏ con thế này thế kia, mẹ không xứng đáng làm mẹ [hiện tại đã hết]. Cho tới hôm nay, ba cháu đã làm cháu mất niềm tin khi ba nghe lời người khác [cậu 2 trong nhà] mà để dì [vợ mới của ba], tụi con ở nhà, dù trước đó dì đã phản đối mạnh vì ba đi 2 lần. Bây giờ cháu muốn ở với mẹ, mẹ có thể chu cấp đủ cho mình cháu, cháu sắp lên 12 và muốn có tình thương của mẹ yên bình, liệu khi cháu nói ở với mẹ thì tòa sẽ không phản đối chứ ạ? Hoặc là ba sẽ lôi luật pháp ra đối chứng với cháu?
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
Cháu là huyền 16tuổi hiện . Năm cháu học lớp 1 ( 6tuổi) thì ba mẹ cháu ly hôn . Cháu mới 6tuổi và em trai cháu lúc đó 10 tháng tuổi. Cả bố lẫn mẹ cháu đều muốn dành quyền nuôi 2 chị em cháu . Nên toà xét cháu lớn cháu ở với bố và mẹ cháu nuôi em nhỏ . Sau 3 năm thì bố cháu có tìm hiểu và quyết định cưới vợ mới . Thời gian đầu thì bố với mẹ kế của cháu sống chung trong nhà bà được 3 năm thì mẹ kế rất tốt với cháu . Lên đến năm cháu học lớp 6 thì bố cháu xây xong nhà và đưa mẹ kế với cả nhà cháu ra nhà mới ở . Kể từ khi đó , mẹ kế cháu hay đánh cháu chửi mắng . Có những lần rửa bát không sạch mẹ kế cầm luôn cái bát đập xuống sàn và bắt cháu thu dọn , mảnh vỡ lăn lóc trên sàn nhà tràn lan . Chưa hết mẹ còn cầm cả cái nồi phang vào lưng cháu , đau lắm mà cháu không dám nói cho ai biết vì cháu còn nhỏ cháu sợ . Có lần cháu bị đánh chảy máu miệng , mẹ kế cầm cả roi quật vào mắt cháu . Cháu đã chịu đựng cho đến khi cháu học lớp 9 . Sang đến lớp 10 thì mẹ kế không còn đánh nữa mà về nhà là chửi ầm lên , tính mẹ kế hay nóng giận cháu làm chuyện gì cũng không vừa ý . Hiện tại cháu học lớp 11 bị áp lực về mặt tâm lí rất là nhiều , nhà thì suốt ngày lục đục cãi nhau . Cháu năm lần bảy lượt xin phép bố cho mẹ về đón nhưng mà bố lúc thì đồng ý đến khi mẹ cháu có nguyện vọng về đón thì bố đổi ý không cho cháu đc ở với mẹ nữa . Cháu chỉ muốn hỏi : cháu 16tuổi có được đưa ra lựa chọn quyền được ở với bố hoặc mẹ chưa ạ ?
Cháu xin chân thành cảm ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem email để biết chi tiết.
Con tên là Dung, năm nay con đã 11 tuổi rồi, ba mẹ con đã ly hôn từ lâu rồi và con phải ở với ba , nhưng bay giờ con muốn ở với mẹ vì mẹ yêu thương con rất nhiều còn ba con thì không thương con , khi con nói muốn về mẹ chơi thì ba không đồng ý , và cũng không chịu cho con ở với mẹ , bây giờ con muốn ở với mẹ thì phải làm sao ạ ? . Và con có quyền lựa chọn người nuôi dưỡng khi ba mẹ con đã ly hôn lâu rồi không ạ ?
Kính chào quý khách, Quý khách vui lòng liên hệ qua email info@luatlongphan.vn hoặc kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trình bày chi tiết và gửi hồ sơ, tài liệu. Luật sư chuyên môn sẽ nghiên cứu, phản hồi. Trân trọng./.