Ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu khi cha mẹ mất là một “nghĩa vụ” mang tính tình người, liên quan tới đạo đức mà ai ai cũng cho rằng đây là một nghĩa vụ hiển nhiên mà mọi ông bà đều phải có. Vậy, theo PHÁP LUẬT thì nghĩa vụ CẤP DƯỠNG này được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp được nhiều thắc mắc liên quan tới nghĩa vụ này.
Ông bà có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu khi cha mẹ mất không?
Nội Dung Bài Viết
Quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu là gì?
Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại đối với cháu như sau:
- Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.
- Trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như thế nào?
Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng một cách rất cụ thể. Theo đó, giữa ông bà ngoại, ông bà nội và cháu tồn tại nghĩa vụ cấp dưỡng. Nghĩa vụ này không được chuyển giao và không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà không sống chung với cháu theo Điều 113 Luật hôn nhân và gia đình 2014 phát sinh trong hai trường hợp:
- Cháu chưa thành niên.
- Cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này.
Về không có người nuôi dưỡng theo Điều 112 thì có thể phát sinh làm hai trường hợp như sau:
Trong trường hợp 1 trong 2 người cha mẹ qua đời
Trong trường hợp 1 trong 2 người cha mẹ qua đời mà người còn lại vẫn còn khả năng lao động, vẫn có điều kiện chăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của ông bà đối với cháu vẫn chưa phát sinh.
Nếu như trong trường hợp người còn lại là cha hoặc mẹ không có khả năng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, chăm nom con cái và con là con một trong gia đình thì ông bà sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cháu như sau:
- Nếu như cháu chưa thành niên thì ông bà cấp dưỡng cho cháu tới khi cháu thành niên và có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi bản thân mình.
- Nếu như cháu đã thành niên mà không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi bản thân thì ông bà tiếp tục cấp dưỡng cho cháu cho tới khi cháu có người nuôi dưỡng khác.
Trong trường hợp cả 2 đều qua đời
Trong trường hợp cả hai đều qua đời theo Điều 112 Luật hôn nhân và gia đình 2014 và cháu là con một trong gia đình thì ông bà nội, ngoại không sống chung với cháu sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu như sau:
- Nếu như cháu chưa thành niên thì ông bà cấp dưỡng cho cháu tới khi cháu thành niên và có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi bản thân mình.
- Nếu như cháu đã thành niên mà không có khả năng lao động, tài sản để tự nuôi bản thân thì ông bà tiếp tục cấp dưỡng cho cháu cho tới khi cháu có người nuôi dưỡng khác.
>> Xem thêm: Tranh chấp nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn được giải quyết như thế nào?
Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định như thế nào?
Mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật
Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, mức cấp dưỡng hoàn toàn được dựa theo thỏa thuận giữa người có nghĩa vụ và người được cấp dưỡng. Tuy nhiên, đối với mức cấp dưỡng giữa ông bà với cháu thì tùy thuộc vào đạo đức và tình yêu thương giữa ông bà đối với cháu nhiều hơn.
Mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Vai trò của luật sư tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng
Để có thể giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ liên quan tới cấp dưỡng, Quý khách hàng có thể nhờ các luật sư đầy kinh nghiệm cùng kỹ năng chuyên nghiệp của công ty Luật LONG PHAN PMT để hỗ trợ tư vấn, cụ thể về một số vấn đề như sau:
- Hỗ trợ giải quyết tranh chấp liên quan tới thỏa thuận về mức cấp dưỡng.
- Thực hiện tố tụng nếu như không thỏa thuận được mức cấp dưỡng cho Quý khách hàng.
- Tư vấn về những thủ tục pháp lý liên quan trong quá trình thực hiện tố tụng.
- Giải đáp các thắc mắc của Quý khách hàng về những vấn đề liên quan khác.
Bài viết trên đây đã tổng hợp để giải đáp các thắc mắc về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà đối với cháu. Nếu như Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ những vấn đề thì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900636387 để được LUẬT SƯ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn. Xin cảm ơn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.