Thủ tục ngăn chặn tẩu tán nhà đất do đang có tranh chấp

Thủ tục ngăn chặn tẩu tán nhà đất do đang có tranh chấp được tiến hành trong trường hợp người đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi tẩu tán/hủy hoại tài sản, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của các bên còn lại. Để quý độc giả nắm rõ hơn về thủ tục này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin dưới bài viết sau.

ngan chan nha dat chuyen nhuong hoac mua ban khi co tranh chap
Ngăn chặn nhà đất chuyển nhượng hoặc mua bán khi có tranh chấp

Hành vi tẩu tán nhà đất thường được thể hiện dưới dạng nào?

ap dung bien phap khan cap tam thoi de ngan chan tau tan tai san
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng để ngăn chặn tẩu tán tài sản

Có thể hiểu hành vi tẩu tán tài sản là việc chuyển dịch quyền về tài sản như tặng cho, thế chấp, chuyển nhượng, trao đổi hoặc các giao dịch khác nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ mà thực tế người này phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Thủ Tục Ngăn Chặn Giao Dịch Nhà Đất Khi Có Thông Báo Thụ Lý Vụ Án Của Tòa

Hiện nay, pháp luật không có ghi nhận cụ thể thế nào là hành vi tẩu tán nhà đất. Do đó, việc xác định thế nào là hành vi tẩu tán tài sản là rất khó và còn vướng nhiều tranh cãi.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định ngăn chặn

Căn cứ theo khoản 10 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản.

Theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì:

  • Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định;
  • Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Việc đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không loại trừ quyền khởi kiện của các bên. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn hủy hợp đồng mua bán nhà đất giả tạo nhằm tẩu tán tài sản

>>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu giữ nguyên hiện trạng nhà đất đang tranh chấp

Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

dieu kien ap dung bien phap ngan chan tau tan tai san
Điều kiện áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản

Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Còn với các trường hợp khác, đương sự phải yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án mới xem xét chấp thuận.

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu

Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  • Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Bước 2: Xử lý và quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn:

  • Nếu người yêu cầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện xong biện pháp bảo đảm thì Thẩm phán phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu.

Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì:

  • Hội đồng xét xử ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay hoặc sau khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm.
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.

Riêng đối với trường hợp nhận được đơn yêu cầu đồng thời với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo thì:

  • Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về thủ tục ngăn chặn tẩu tán nhà đất do đang có tranh chấp. Nếu bạn đọc có khó khăn trong quy trình thực hiện thủ tục hoặc cần tìm kiếm dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai,vui lòng liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI tư vấn . Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm:

Huỳnh Nhi

Huỳnh Nhi - Chuyên Viên Pháp Lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn về lĩnh vực hành chính và đất đai. Nhiệt huyết với khách hàng, luôn tận tâm để giải quyết các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Đại diện, thay mặt làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

(2) bình luận “Thủ tục ngăn chặn tẩu tán nhà đất do đang có tranh chấp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Khách says:

    Tôi có thiếu nợ vài người nhưng có bản án tối bán phần đất cho con nợ nhưng người kế tiếp chưa có bản án chị ta làm đơn ngan chan ko cho chuyến nhượng vậy nhờ luật sư giải

    • Sỹ Ngọc Thùy Trang says:

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến luatlongphan.vn
      Đối với câu hỏi của bạn, tôi xin được trả lời như sau:
      Theo quy định Bộ luật Tố tụng Dân sự, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thông qua cơ chế Tòa án, phải được sự quyết định áp dụng từ Tòa án thì mới có hiệu lực thực thi.
      Đối với những thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn cần phải tuân theo quyết định, bản án của Tòa án có hiệu lực. Chỉ trong trường hợp chị kia có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, và yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thông qua Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì các cơ quan thi hành án, văn phòng đăng kí đất đai,… mới có thể tạm dừng việc thực hiện các thủ tục sang tên, đăng bạ.
      Trân trọng!

  Miễn Phí: 1900.63.63.87