Thủ tục khởi kiện đòi nợ các nhân là quan tâm của nhiều người hiện nay khi càng có nhiều tranh chấp phát sinh từ hoạt động cho vay tài sản. Vay tiền có giấy tờ hoặc không cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình đòi nợ. Hay bên cạnh đó, cũng có nhiều câu hỏi về việc có nên nhờ công an giải quyết. Thông qua bài viết chúng tôi sẽ tư vấn về nội dung trên.

Mục Lục
Đặc điểm hợp đồng vay tài sản được luật quy định như thế nào?
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi nếu thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thứ nhất, hợp đồng vay tài sản là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên vay sang bên cho vay, bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại, đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại thời điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
(Điều 463; khoản 1 và khoản 2 Điều 466 BLDS 2015)
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng có tính đền bù hoặc hợp đồng không có tính đền bù
- Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù nếu các bên có thỏa thuận về lãi suất. Hợp đồng vay tài sản có tính đền bù thường gặp ở trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng, các tổ chức tín dụng,…
- Hợp đồng vay tài sản không có tính đền bù là hợp đồng vay không có lãi suất, nghĩa là khi hết thời hạn của hợp đồng vay, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ một lượng tài sản cùng loại, cùng giá trị của bên cho vay mà không phải trả thêm bất cứ khoản lợi ích về mặt vật chất hay một giá trị tài sản khác.
- Mục đích giao kết nhằm tương trợ, giúp đỡ nhau, hầu hết chỉ diễn ra giữa các chủ thể có mối quan hệ mật thiết, quen biết lẫn nhau.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế
- Hợp đồng phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết, tức là vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị, nếu hợp đồng giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết là thời điểm các bên có thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
- Tuy nhiên thực tế cho thấy, nếu hợp đồng vay được giao kết dưới hình thức văn bản thì khi xảy ra tranh chấp sẽ có cơ sở giải quyết, còn hợp đồng giao kết dưới hình thức miệng thì khi có tranh chấp xảy ra thì khó chứng minh sự tồn tại của hợp đồng.
- Do đó, hợp đồng vay tài sản được giao kết dưới hình thức bằng văn bản là hợp đồng ưng thuận và dưới hình thức bằng miệng là hợp đồng thực tế.
Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ
Cơ sở để xác định một hợp đồng song vụ hay đơn vụ là mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực.
Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng ưng thuận, quyền và nghĩa vụ các bên phát sinh từ thời điểm giao kết, cả hai bên đều có nghĩa vụ đối với nhau thì đây là hợp đồng song vụ.
- Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
- Nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết thì phải bồi thường thiệt hại cho bên vay (trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó).
- Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp bên vay đồng ý.
Đồng thời, bên vay cũng có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay đúng thời hạn, địa điểm phương thức và sử dụng tài sản đúng thỏa thuận.
Trường hợp hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế thì nó là hợp đồng đơn vụ. Bởi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên vay, bên cho vay có quyền đòi nợ mà không có nghĩa vụ với bên vay nữa.
(Điều 465 BLDS 2015)
Vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản được luật quy định như thế nào?

Lãi suất trong hợp đồng VAY TIỀN do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
Mặt khác, khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định.
Căn cứ Điều 468 BLDS 2015 thì Luật các tổ chức tín dụng 2010 được coi là luật khác có liên quan cho phép các bên thỏa thuận về lãi suất trong hợp đồng vay.
Việc thực hiện lãi suất cho vay theo thỏa thuận không chỉ căn cứ vào khoản 2 điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 mà còn phải dựa vào quy định của BLDS 2015. Cụ thể vấn đề lãi trong hợp đồng vay tài sản được BLDS 2015 quy định như sau:
THỨ NHẤT, đối với hợp đồng vay không có lãi.
Khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của BLDS 2015 số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Theo đó, lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015.
Như vậy, đối với hợp đồng vay không có lãi, nếu đến hạn mà bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu tiền lãi với mức lãi suất là 10% số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật khác có quy định khác.
THỨ HAI, đối với hợp đồng vay có lãi.
Khi đến hạn, bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì lãi suất được xác định như sau:
- Lãi trên nợ gốc trong hạn chưa trả theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 ( 20%/năm) tương ứng với thời hạn vay.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015 thì trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
- Trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc trong hạn thì còn phải trả lãi trên nợ lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 BLDS 2015.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay, theo hợp đồng tương ứng với thời điểm chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trình tự thủ tục khởi kiện đòi nợ cá nhân

Thành phần hồ sơ khởi kiện đòi nợ cá nhan
- Đơn khởi kiện
- Hợp đồng vay và các tài liệu khác
- Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu
Nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.
- Tiền tạm ứng án phí được quy định tại Nghị định 326/2016/UBTVQH14.
Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ tiền cá nhân nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện, đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí.
Thời hiệu khởi kiện đòi nợ
Tại Điều 429 BLDS 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Đương sự chỉ được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến trình tự, thủ tục, hồ sơ khởi kiện đòi tài sản cho vay. Mọi thắc mắc, yêu cầu Tư vấn luật dân sự xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63 63.87 để được Luật sư Tư vấn chi tiết hơn. Xin cảm ơn.
e nhờ bạn e vay dùm e số tiền là 15 triệu mà trong đó e lấy 10 triệu bạn e lấy 5 triệu. với lãi suất là 30 lai. nhưng khi e có tiền e trả 10 triệu mà bạn e mượn lại số tiền đó mà e cũng k ghi giấy nợ mượn t và bạn e hứa sẽ đóng lãi đầy đủ nhưng bạn e gần đây k đóng và luôn trễ hẹn e buột phải đóng e gọi cũng k tl máy nt k nhắn lại vậy e có kiện bạn e dc k ạ. tuy k có giấy nhưng những tin nhắn e đều có chụp lại. vậy e kiện dc k ạ
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Xin cho tôi hỏi :tôi và anh a làm hồ sơ đi nước ngoài. Nhưng tiền tôi đóng dùm cho anh a số tiền 90 tr.và anh a mượn của tôi nhiều lần và lên đến 200tr.sang bên nước ngoài anh a có viết giấy ghi nợ cho tôi là mượn của tôi 200tr.hẹn sẽ trả trong những lần lãnh lương. Nhưng hẹn mà ko trả. Tôi có tin nhắn của anh a với tôi. Và tôi còn quay lại video anh a viết ghi giấy nợ .xin hỏi tôi có thể kiện đòi nợ được không.
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
Bạn e nó có vay của e 1 số tiền có viết giấy.đã quá hẹn trả nhưng chưa trả hết số tiền vay,giờ e không liên lạc được
Mong bên ls tư vấn cho e
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
E có cho bạn A vay tiền vay nhiều lần số tiôn lên tới 300tr mỗi lần vay điều có viết giấy nợ và em cũng có giữ sổ hộ khẩu của bạn A vì bạn A vay hứa vài tháng trả nhưng hrn lần hẹn lượt đã 2 năm rồi chưa trả.em có khởi kiện đc ko ạ.và phí kiện là bao nhiêu.tư vấn dùm e .cám ơn
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.
tôi có cho vay 260 triệu có giấy vay tiền 2 bên ký và có người làm chứng với lãi suất là không % bây giờ gần hết thời gian trả nợ mà bên kia ko phản hồi và cũng chưa giải quyết 1 ngàn nào vậy muốn kiện họ ra toà như thế nào và có đòi lại được số tiền đó ko
Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Qúy khách vui lòng xem mail để biết chi tiết. Trân trọng./.