Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự tội buôn lậu có ý nghĩa quan trọng trong việc khẩn trương truy tìm và điều tra tội phạm, giải quyết vụ án về buôn lậu. Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự tội buôn lậu sẽ được xác định tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Thông qua bài viết dưới đây, Luật Long Phan PMT thông tin đến quý bạn đọc quy định pháp luật về nội dung nêu trên cũng như một số thông tin về Tội buôn lậu Điều 188 Bộ luật hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hình sự Tội buôn lậu
Mục Lục
Yếu tố cấu thành Tội buôn lậu
Khách thể
Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu
Đối tượng tác động của tội buôn lậu là hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm là di vật, cổ vật.
Chủ thể
Chủ thể của tội buôn lậu là chủ thể thường, bao gồm các cá nhân, pháp nhân có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Đối với cá nhân, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với Tội buôn lậu là người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Mặt khách quan
Tội buôn lậu là tội cấu thành tội phạm hình thức.
Hành vi khách quan của tội này là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu vực phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của pháp luật các đối tượng: Hàng hóa; Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc tại một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại và hành vi trốn thuế.
- Vật phạm pháplà di vật, cổ vật.
Trong đó, buôn bán trái pháp luật qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan và nội địa hoặc ngược lại các đối tượng trên được hiểu là hành vi trao đổi các đối tượng trên qua biên giới quốc gia hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái với quy định của Nhà nước như không khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, giấu giếm hàng hoá, không có giấy tờ hợp lệ của cơ quan có thẩm quyền, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng,…
Người buôn lậu có thể chuyển các loại hàng hoá kể trên qua biên giới bằng đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt hoặc qua bưu điện quốc tế,…
Mặt chủ quan
Chủ thể phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp.
Lưu ý:
- Đối tượng của Tội buôn lậu là hàng hóa thông thường, không có tính năng đặc biệt.
- Trường hợp hàng hóa có tính năng đặc biệt như vật liệu nổ thì có thể cấu thành Tội mua bán trái phép vật liệu nổ (Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015), vũ khí quân dụng thì có thể cấu thành Tội buôn bán trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015), hàng hóa là ma túy thì tùy vào mục đích của việc mua bán mà có thể cấu thành các tội như Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015). Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015), Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015),
- Trường hợp hàng hóa đó là hàng cấm, hàng giả thuộc đối tượng của Tội buôn bán hàng cấm thì có thể cấu thành Tội buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015), Tội buôn bán hàng giả (Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015).
Như vậy, để cấu thành Tội Buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 ( thì hành vi phạm tội phải đảm bảo được các dấu hiệu nêu trên.
Các dấu hiệu cấu thành tội phạm
Mức hình phạt của Tội buôn lậu
Căn cứ theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Tội buôn lậu được quy định gồm 04 khung hình phạt chính, 01 khung hình phạt bổ sung và khung hình phạt cho pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đối với cá nhân phạm tội, mức hình phạt của Tội Buôn lậu quy định như sau:
Khung 1: Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc tại một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại và hành vi trốn thuế.
- Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
Khung 2: Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm;
Khung 3: Phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷđồng;
- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷđồng.
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vật phạm pháp trị giá 1 tỷđồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1 tỷđồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
- Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu TNHS về Tội Buôn lậu như sau:
Khung 1: Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng khi thực hiện hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý với đối tượng như sau:
- Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
- Hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật;
- Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
Khung 2: Phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng khi phạm tội thuộc các trường hợp sau:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
- Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm;
Khung 3: Phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng khi phạm tội thuộc các trường hợp sau:
- Vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
- Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng.
Khung 4: Phạt tiền từ 7 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng hoặc là đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm khi phạm tội thuộc các trường hợp sau:
- Vật phạm pháp trị giá 1 tỷ đồng trở lên;
- Thu lợi bất chính 1 tỷ đồng trở lên;
- Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
- Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Khung 5: Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn pháp nhân thương mại khi pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra theo quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự 2015.
Hình phạt bổ sung có thể bị áp dụng là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 3 tỷ đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, cá nhân, pháp nhân thương mại tùy vào mức độ nghiêm trọng của hàng vi phạm tội mà có thể bị áp dụng các khung hình phạt nêu trên.
>>>Xem thêm: Mức phạt tù tội buôn lậu
Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự Tội buôn lậu là trong bao lâu?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phân loại tội phạm như sau:
- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luậtHình sự quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt doBộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sựquy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sựquy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Như vậy, dựa trên các khung hình phạt đã nêu ở trên, có thể thấy thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tôi Buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) ít nhất là 05 năm và lâu nhất là 20 năm.
Về thời điểm xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tình từ ngày tội phạm được thực hiện
Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên mà người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự của Tội Buôn lậu sẽ ít nhất là 05 năm và lâu nhất là 20
Luật sư tư vấn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tội buôn lậu
Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi phạm tội buôn lậu với những nội dung như sau:
- Tư vấn về cấu thành tội phạm, mức xử phạt của Tội buôn lậu;
- Tư vấn tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho tội buôn lậu
- Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, tài liệu cần thiết phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố và xét xử;
- Đại diện cho khách hàng tham gia tố tụng vụ án Hình sựvới tư cách là luật sư bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
- Nghiên cứu hồ sơ, thu thập tài liệu chứng cứ, làm việc với cơ quan chức năng trong quá trình giải quyết vụ án.
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của khách hàng;
Tư vấn giảm nhẹ hình phạt
Thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung và tội buôn lậu nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định có còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nữa không. Bài viết trên đã cung cấp thông tin về thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tham ô tài sản theo quy định của pháp luật. Nếu Quý khách còn vướng mắc hay cần tư vấn luật hình sự cụ thể, vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 hoặc Luật sư hình sự để được hỗ trợ
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.