Tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho tội buôn lậu

Tình tiết giảm nhẹ hình phạt tội buôn lậu là các tình tiết làm giảm mức xử phạt đối các tội phạm thực hiện hành vi buôn lậu. Đây là những biện pháp có tính nhân đạo được quy định trong Bộ luật Hình sự, phản ánh sự khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn cụ thể các trường hợp tội buôn lậu được gỡ tội, làm nhẹ tội.

giam nhe cho toi buon lau
Buôn lậu là hành vi nguy hiểm cho xã hội

Quy định của pháp luật về tội buôn lậu

Buôn lậu là gì ?

Buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội (buôn lậu, tàng trữ chất ma túy, rượu, thuốc lá,…), xâm phạm chế độ quản lí ngoại thương của Nhà nước.

Đối tượng của hành vi buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015:

  • Hàng hóa: là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem trao đổi trong thị trường;
  • Tiền Việt Nam: là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc các giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành;
  • Ngoại tệ;
  • Kim khí đá quý: là các loại kim loại quý hiếm tự nhiên hoặc các chế phẩm kim loại quý và các loại đá tự nhiên hoặc các thành phẩm từ đá quý (theo Thông tư 17/2014/TT-NHNN);
  • Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa.

Mức xử phạt với tội buôn lậu

Căn cứ Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt đối với hành vi buôn lậu:

  • Phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: buôn lậu đối tượng có  trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: buôn lậu có tổ chức, tính chất chuyên nghiệp, vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng – dưới 500 triệu đồng; thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng – dưới 500 triệu đồng;
  • Phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: thu lợi bất chính hoặc vật phạm pháp trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng;
  • Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: thu lợi bất chính hoặc vật phạm pháp trị giá từ 1 tỷ đồng trở lên; lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Đối với tội buôn lậu, pháp nhân thương mại cũng bị xử phạt theo khoản 2 Điều 188 Bộ luật Hình sự 2015 nếu có hành vi PHẠM TỘI.

Các tình tiết giảm nhẹ cho tội buôn lậu

Cach de giạm nhe toi buon lau
Tình tiết giảm nhẹ là sự khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội

Các tình tiết giảm nhẹ là các biện pháp miễn, giảm trách nhiệm hình sự, là các biện pháp có tính chất khoan hồng do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người phạm tội.

Đối với tội buôn lậu, các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có thể áp dụng là:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
  • Phạm tội do lạc hậu;
  • Người phạm tội là phụ nữ có thai;
  • Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
  • Người phạm tội tự thú;
  • Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong quá trình giải quyết vụ án;
  • Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
  • Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
  • Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Ngoài ra, khi quyết định hình phạt trong gia đoạn xét xử, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

Một số tình tiết giảm nhẹ cụ thể thường gặp đối với tội buôn lậu

Ban chat cua viec giam nhe toi
Tùy vào các tình tiết nhân thân, hoàn cảnh của người phạm tội để áp dụng các tình tiết giảm nhẹ

Tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải

  • Tự thú là việc người phạm tội phải chủ động đến cơ quan có thẩm quyền trình diện và khai báo về hành vi của mình trước khi tội phạm bị phát hiện.
  • Thành khẩn khai báo là trường hợp người phạm tội đã tự nguyện khai báo rõ ràng, chính xác về toàn bộ hành vi phạm tội của mình và những người đồng phạm khác.
  • Ăn năn hối cải là người phạm tội sau khi thực hiện hành vi cảm thấy day dứt, hối hận vì đã thực hiện tội phạm, đồng thời mong muốn cải tạo tốt để sửa chữa lỗi lầm thông qua việc chấp hành pháp luật, tích cực lao động, sản xuất,…

Các hành động này đều là những hành động thể hiện tinh thần hối lỗi, chuyển biến tích cực từ chính người phạm tội, giúp cơ quan điều tra rút gọn quá trình điều tra phá án nên những hành động này có thể xem là những biện pháp giảm nhẹ hình phạt thể hiện sự động viên, khuyến khích người phạm tội của Nhà nước.

Buôn lậu vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn

Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn theo Công văn 330/TANDTC-V1 ngày 01/11/2016 là trường hợp người phạm tội

  • Có gia đình đang lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không còn tài sản gì đáng kể;
  • Hoặc có bố đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con ốm đau nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị kết án là lao động duy nhất trong gia đình;
  • Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận là đúng.

Buôn lậu vì hoàn cảnh khó khăn là trường hợp thường xảy ra trên thực tế, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng núi nằm gần biên giới – nơi người dân còn nhiều khó khăn về kinh tế. Chính sự đặc biệt khó khăn của hoàn cảnh khiến người phạm tội không thể tự vượt qua và đã chọn thực hiện hành vi phạm tội.

Phạm tội do lạc hậu, thiếu hiểu biết

Lạc hậu là hạn chế về mặt thức, làm trình độ hiểu biết chậm hơn, thấp hơn so với tiến trình phát triển của xã hội. Nguyên nhân dẫn đến lạc hậu có thể là do sinh sống vùng xa xôi, là người dân tộc thiểu số không được tiếp xúc với các kiến thức văn hóa hiện đại,…

Khi người phạm tội lạc hậu, thiếu hiểu biết sẽ dễ bị kẻ xấu lợi dụng và thực hiện hành vi buôn lậu, nhất là ở các vùng núi, gần biên giới và gây nguy hiểm cho xã hội.

Mức giảm nhẹ trong trường hợp này phụ thuộc vào mức độ lạc hậu của người phạm tội trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nơi tội phạm sinh sống.

Bào chữa nhằm giảm nhẹ hình phạt cho tội buôn lậu

Theo Điều 54 Bộ luật Hình sự 2015 người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này thì sẽ được chuyển khung hình phạt nhẹ hơn nhưng phải trong khung hình phạt liền kề.

Khi thực hiện bào chữa cho tội buôn lậu, luật sư có thể xem xét các yếu tố định khung của hành vi này như có vi phạm nhưng đã được xóa án tích, người phạm tội chỉ là đồng phạm trong vụ án có tổ chức,… để có thể xin giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội.

Trên đây là bài viết về vấn đề gỡ tội, làm nhẹ tội trong hành vi buôn lậu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần sự trợ giúp pháp lý, hãy liên hệ ngay với công ty Luật Long Phan PMT qua hotline để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (12 votes)

Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87