Soạn thảo điều lệ công ty cổ phần có thể hiểu là soạn thảo LUẬT NỘI BỘ của công ty ban hành. Điều lệ công ty cổ phần được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp không trái với quy định của luật doanh nghiệp. Vậy, để nắm rõ về nguyên tắc soạn thảo điều lệ công ty, mời quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
>>>Xem thêm: Doanh Nghiệp Có Bắt Buộc Phải Đăng Ký Nội Quy, Điều Lệ Lao Động?
Mục Lục
Quy định của pháp luật về Điều lệ công ty
Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có bản dự thảo điều lệ công ty gửi lên phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty dự định đặt trụ sở chính. Trong điều lệ phải có họ, tên và chữ ký của cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi điều lệ được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Soạn Thảo Điều Lệ Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên
Nội dung của Điều lệ công ty
Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Điều lệ công ty có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh. Số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
- Cơ cấu tổ chức quản lý;
- Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
- Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
- Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
- Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
- Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
- Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
Nguyên tắc xây dựng Điều lệ công ty
Để có thể soạn thảo nên một bản Điều lệ công ty hoàn chỉnh và phù hợp với quy định của pháp luật, doanh nghiệp buộc phải dựa theo nguyên tắc dưới đây:
Thứ nhất, Điều lệ phải đảm bảo có đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014, không được trái với các quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Luật Thương mại, pháp luật về thuế và kế toán,…
Thứ hai, khi soạn thảo Điều lệ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên, quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, các chủ sở hữu công ty, quy định về việc tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba.
Mẫu điều lệ công ty cổ phần
Chương I: Những quy định chung (Gồm hình thức, tên gọi, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu, vốn điều lệ, cơ cấu, phương thức huy động vốn, thành phần cổ đông sáng lập…);
Chương II: Cơ cấu và tổ chức quản lý công ty (Gồm người đại diện theo pháp luật, trách nhiệm của người quản lý công ty, Đại hội đồng cổ đồng, cách thức tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội đồng quản trị, họp Hội đồng quản trị, con dấu, Ban kiểm soát,…);
Chương III: Tài chính (Thể lệ, quyết toán thuế, trả cổ tức và lập quỹ);
Chương IV: Điều khoản cuối cùng (Thủ tục, điều kiện giải thể, tranh chấp, phá sản doanh nghiệp,…).
>>> Xem thêm:Mẫu điều lệ công ty
Bài viết này là nội dung liên quan đến hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty cổ phần. Nếu có vấn đề nào vướng mắc về quy trình soạn thảo điều lệ công ty cổ phần, nhu cầu được LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP tư vấn xin vui lòng gọi ngay Công ty Luật Long Phan PMT qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết hơn. Xin cảm ơn.
*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: pmt@luatlongphan.vn hoặc info@luatlongphan.vn.
Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.