Sau khi khởi tố mà bị cáo có thai thì xử lý thế nào?

Sau khi khởi tố mà bị cáo có thai xử lý thế nào được pháp luật quy định chặt chẽ. Hiện nay, vì nhiều lý do khác nhau mà người phạm tội ngày tăng cao trong đó có cả những phụ nữ mang thai. Việc giải đáp về các vấn đề pháp lý liên quan đến khởi tố mà bị cáo có thai trở nên bức thiết hơn. Do đó, bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hướng xử lý sau khi khởi tố mà bị cáo có thai.

Bị cáo có thai sau khởi tố xử lý như thế nào

Bị cáo có thai sau  khởi tố xử lý như thế nào

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ Điều 143 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  1. Tố giác của cá nhân;
  2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
  5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  6. Người phạm tội tự thú

>>>Xem thêm: Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về những cơ quan nào? 

Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ  quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, bao gồm:

  1. Không có sự việc phạm tội;
  2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
  3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
  5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  6. Tội phạm đã được đại xá;
  7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

>>>Xẹm thêm: Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự

Hướng giải quyết khi khởi tố mà bị cáo có thai

Căn cứ điểm n Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Người phạm tội là phụ nữ có thai” là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, ở đây không xác định rằng việc mang thai xảy ra trong giai đoạn phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo.

>>>Xem thêm: Phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ có bị tạm giam không

Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo

Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm:  áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.

Ngoài ra, còn phải lưu ý về quy định tại Khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 về tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp:

  • Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã
  • Tiếp tục phạm tội
  • Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
  • Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

hương sgiaair quyết khi bị cáo có thai

Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo

Vai trò Luật sư hỗ trợ bị cáo là người mang thai bị khởi tố?

Đội ngũ Luật sư Long Phan PMT có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư pháp, lấy chữ tín lên hàng đầu, Luật sư hỗ trợ bị cáo là người mang thai bị khởi tố:

  • Soạn thảo đơn từ liên quan đến vụ án hình sự;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc;
  • Đại diện theo ủy quyền làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo nhu cầu khách hàng.

>>>Xem thêm: Công việc luật sư phải làm khi nhận bào chữa cho bị cáo trong vụ án hình sự

Theo quy định của Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sư thì sau khi khởi tố bị cáo có thai vẫn giải quyết vụ án bình thường nhưng việc bị cáo có thai có thể có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trên đây là bài viết về hướng xử lý sau khi khởi tố mà bị cáo có thai, nếu Quý khách hàng có thắc mắc liên quan đến việc bị khởi tố cần LUẬT SƯ HÌNH SỰ hỗ trợ Tư Vấn Luật Hình Sự xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

Chuyên viên pháp lý Tham vấn Luật sư: Hà Ngọc Tuyền - Tác giả: Trần Hạo Nhiên

Trần Hạo Nhiên - Chuyên viên pháp lý tại Công ty Luật Long Phan PMT. Chuyên tư vấn các vấn đề pháp luật về hình sự, đại diện làm việc với các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ lợi ích hợp pháp của thân chủ.

Lưu ý: Nội dung bài viết công khai tại website của Luật Long Phan PMT chỉ mang tính chất tham khảo về việc áp dụng quy định pháp luật. Tùy từng thời điểm, đối tượng và sự sửa đổi, bổ sung, thay thế của chính sách pháp luật, văn bản pháp lý mà nội dung tư vấn có thể sẽ không còn phù hợp với tình huống Quý khách đang gặp phải hoặc cần tham khảo ý kiến pháp lý. Trường hợp Quý khách cần ý kiến pháp lý cụ thể, chuyên sâu theo từng hồ sơ, vụ việc, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua các phương thức bên dưới. Với sự nhiệt tình và tận tâm, Chúng tôi tin rằng Luật Long Phan PMT sẽ là nơi hỗ trợ pháp lý đáng tin cậy của Quý khách hàng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

o

  Miễn Phí: 1900.63.63.87